Học tập đạo đức HCM

Từ hiệu quả chăn nuôi gia đình đến mô hình hợp tác xã quy mô lớn

Thứ ba - 17/04/2012 23:09
Cùng với mũi chiến lược lâu dài quy hoạch thâm canh phát triển những cánh đồng chè công nghiệp có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ nội địa, Tổng đội TNXP- XDKT Tây Sơn đang khuyến khích các đội viên tích cực làm VAC. Đầu năm 2012 Tổng đội đã xây dựng mô hình Hợp tác xã chăn nuôi lợn với quy mô chuồng trại lớn.

Những điều kiện thuận lợi...

Ông Nguyễn Văn Nhâm - Xí nghiệp chè Tây Sơn cho hay : “ Sở dĩ mô hình này thành công vì mình biết lắng nghe và học hỏi người đi trước. Cán bộ công nhân trồng chè làng Sơn Tây có kinh nghiệm lâu năm sẵn sàng giúp đỡ họ. Cái khó nhất trong sản phẩm là đầu ra, xí nghiệp chúng tôi thường xuyên đáp ứng nhu cầu này ”. Năm 2010 sản lượng chè búp tươi của Tổng đội nhập cho xí nghiệp chè Tây Sơn 370 tấn. Theo thống kế của Tổng đội : Số diên tích chè trồng từ năm 2003-2007 hiện nay đã cho sản lượng bình quân 9 tấn -12 tấn/ha/năm, số diện tích trồng từ năm 2008 – 2011 đang sinh trưởng và phát triển tốt, cho sản lượng bình quân 2 tấn – 4 tấn/ha/năm. Tổng sẳn lượng chè búp tươi của đơn vị năm 2011 đạt hơn 400 tấn.

Từ tiềm năng của đất…

Chè Tây Sơn

Anh Hồ Xuân Hiếu Tổng đội phó lý giải cho tôi hiểu thêm : “ Cái khó khăn ban đầu lập nghiệp đã qua và từ cọ xát thực tiễn trong lao động thấy : Muốn sản xuất có hiệu quả phải đi lên từ quy mô nhỏ. Việc khoán quỹ đất cho từng đội viên đã tạo nên sức sáng tạo cho họ. Lấy ngắn nuôi dài và tìm ra sự tác động tương hộ lẫn nhau. Chẳng hạn như địa hình này, các đội viên vừa trồng chè nhưng biết kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò, lợn, gà và thả cá.. Ngoài đầu tư một số phân bón cho cây chè, các đội viên vẫn dùng lượng lớn phân trâu bò và phân lợn bón lót cho cây chè. Cách làm này không chỉ tạo ra sản phẩm sạch mà còn đỡ chi phí đầu tư cho sản xuất. Bình quân mỗi gia đình đội viên có diện tích 1,5 ha đủ điệu kiện thuận lợi để làm chuồng trại và trồng chuối, ngô, khoai, sắn phục vụ cho việc chăn nuôi rất tốt. Cùng với địa hình đồi núi là khí hậu đất đai thổ nhưỡng tại khu vực Chi Lời trồng cây gì cũng tốt và nuôi con gì cũng chóng lớn. Môi trường sạch cùng với chuồng trại sạch nên ít xẩy ra dịch bệnh nguy hiểm.

Hiệu quả chăn nuôi từ gia đình

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng đội nên các hầu hết các đội viên đều tham gia chăn nuôi hiệu quả. Nhiều gia đình xây nhà, sắm phương tiện sinh hoạt đều tích luỹ từ vốn chăn nuôi. Hiện nay mỗi gia đình đội viên trong chuồng trại mình đều có từ 3 con – 5 con trâu bò vừa đảm bảo được sức kéo vừa chủ động được nguồn phân bón cho cây trồng. Tổng đàn gia súc của các đội viên hiện có 748 con với trị giá 4 tỷ 448 triệu đồng. Ngoài trâu bò nhiều hội viên đang phát triển chăn nuôi hươu, lợn rừng.

Từ hiệu quả chăn nuôi gia đình đến mô hình hợp tác xã quy mô lớn

Chăn nuôi hươu đưa lại hiệu quả kinh tế cao

Mặc dầu hệ thống giao thông đường đi lối lại còn gồ ghề, khúc khuỷu nhưng khi được tận mắt chứng kiến và nghe những lời tâm sự chân thành của các đội viên cùng với những vật lộn về công tác chăn nuôi chúng tôi được sưởi thêm hơi ấm niềm tinh từ các bạn trẻ. Đội viên Nguyễn Viết Lĩnh nói “ Thú thật với các anh, em lên đây lập nghiệp từ năm 2008. Lúc lên vợ chồng chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng nhờ được sự hỗ trợ từ tổng đội cùng với đức tính chịu khó nên bây giờ đã thấy dễ chịu hơn trước nhiều. Với diện tích đất 6000 m2 làm chè, vợ chồng em làm được 4 tấn búp chè tươi mỗi năm. Nhờ có vốn vay ưu đãi gia đình em đã chăn nuôi được 5 con trâu bò. Chắc chắn trong vài năm tới tổng đàn sẽ phát triển được trên chục con”. Bằng sức lao động chân chính nhất, vợ chồng Nguyễn Viết Lĩnh đã xoấ được 2 gian nhà lá bằng 2 gian nhà “kiên cố hoá” gạch ngói.

Nếu như vợ chồng Lĩnh là mô hình của “đội viên nghèo vượt khó” thì mô hình Đào Viết Ký, chúng tôi tiếp cận lại đáng khâm phục về sự mạnh dạn đổi mới trong chăn nuôi và trồng trọt. Cùng với sức khoẻ tốt và lòng say sưa nhiệt huyết, Đào Viết Ký còn có bộ óc tư duy mới để làm một bài toán có tính quy hoạch tổng thể và phát triển bền vững về mô hình VAC. Hiện gia đình anh Ký có tổng dần trâu bò 11 con. Đặc biệt con nào cũng được chăm sóc tốt nên béo nung núc. Anh Ký vận dụng hình khe, thế núi tự nhiên quanh khu đất mình ở để cải tạo thành hồ nuôi cá lớn. Ký tâm sự “ Đất ni rất tốt cho trồng cam chanh, cam bù và em xây dựng trồng cây ăn quả theo hướng này để thích ứng với thị trường. Em không trồng chanh vì nhiều năm qua chanh bị rớt giá. Còn cam bù mất mùa hay được mùa đều bán được tất..”. Vụ cam bù vừa rồi vườn cam của nhà Ký đã có nhiều khách hàng lần tới mua tại gốc. Mặc dầu giá cam anh bán thấp hơn người khác, nhưng vẫn thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng. Tính ra cả chăn nuôi và trồng trọt, đội viên Đào Viết Ký đã đưa lại lợi nhuận hơn 100 triệu động. Anh đã được tổng đội “ vinh danh” là người đội viên lao động gương mẫu và xuất sắc nhất đơn vị.

Xây dựng mô hình chăn nuôi hợp tác xã

Tổng đội phó Hồ Xuân Hiếu cho tôi biết “ Việc thành lập hợp tác xã chăn nuôi đây là mô hình rất mới mà tổng đội mạnh dạn làm. Nếu mô hình này thành công sẽ tăng thêm nguồn kinh tế hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà phát triển. Tuy còn gặp những khó khăn nhưng chắc chắn sẽ làm được”. Với cơ cấu tổ chức được hình thành là 2 hợp tác xã gồm : Hợp tác xã thanh niên và Hợp tác xã chăn nuôi và tổng hợp dịch vụ Tây Sơn. Mỗi hợp tác có 8 đội viên tham gia. Người được tín nhiệm làm chủ nhiệm quản lý hợp tác xã phải có năng lực về kỷ thuật và điều hành quản lý. Với định hướng lâu dài chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia súc gia cầm. Cung ứng dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu cho các đội viên sản xuất trồng trọt.

Từ hiệu quả chăn nuôi gia đình đến mô hình hợp tác xã quy mô lớn
Xây khu chăn nuôi mới với quy mô lớn

Để cận cảnh thêm về 2 hợp tác xã này , anh em cán bộ tổng đội dẫn chúng tôi thị sát cơ ngơi mà hai hợp tác xã đang xây khu chăn nuôi lợn, kho chứa sản phẩm vật tư cần thiết, nhà sinh hoạt cho đội viên… Trên diện tích 3,6 ha đất, những cổ máy đào, máy húc cật lực xới lên màu đất đỏ tươi giữa trưa nắng tháng ba. Những bụi sim mua dại hoang dã đã phải lùi xa, trước mắt chúng tôi là ngổn ngang cát, và những viên gạch đang vươn cao theo tay người thợ.. Sức bền tuổi trẻ và khát vọng làm giàu được khơi dậy là đảm bảo cho một niềm tin về một HTX quy mô, hiệu quả...

Theo Phan Thế Cải - Đậu Bình
Báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay42,881
  • Tháng hiện tại818,159
  • Tổng lượt truy cập91,991,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây