Học tập đạo đức HCM

Từ nông dân thành 'giám đốc rau' công nghệ cao, doanh thu dự kiến 4 tỷ đồng

Thứ sáu - 16/12/2016 03:38
Từ một nông dân thuần chất, qua quá trình tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, rồi tự "mày mò" làm... doanh nghiệp, để đến nay, mô hình trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới của Công ty TNHH Một thành viên Hương Đất - An Phú bước đầu cho kết quả khả quan.

 

Giám đốc Công ty là nông dân chính hiệu Nguyễn Ngọc Hoàng.


Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Đất - An Phú Nguyễn Ngọc Hoàng trong vườn rau nhà lồng
 

Quyết tâm làm... giám đốc

Năm 2012, ba người bạn thân - cũng là ba nông dân tuổi trung niên ở xã An Phú (TP.Pleiku, Gia Lai) quyết định bắt tay nhau cùng "làm ăn lớn": Thành lập doanh nghiệp chuyên trồng rau sạch, cung cấp cho thị trường thành phố Pleiku. Ý tưởng "đi trước một bước" này đã được sự tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai), của chính quyền xã và thành phố.

Khởi điểm với diện tích khoảng 1ha, vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng, ba ông nông dân quyết tâm dồn sức làm giàu từ nghề trồng rau. Trồng rau là cái nghề của tổ tiên, cụ thể là cái nghề có từ gần trăm năm nay của người dân An Phú. Tuy nhiên trồng rau sạch thì lần đầu tiên có ở vùng đất này. Vậy nên khó khăn là điều không tránh khỏi, thậm chí có người không ủng hộ còn dèm pha, "lời ong tiếng ve" đủ điều.

Mặc kệ, đã quyết là làm. Trải qua không ít gian truân vất vả, vườn rau của các anh cũng được hình thành, những sản phẩm rau sạch đầu tiên đã cho thu hoạch. Nhìn vườn rau một héc ta xanh mượt, không có sự can thiệp của hóa chất, các anh vui lắm. Tuy nhiên ông trời vẫn chưa chịu "mỉm cười" với các anh, niềm vui chưa trọn thì nỗi buồn đã đến khi mà sản phẩm được hình thành từ mồ hôi công sức của những tháng ngày khó khổ lại không có thị trường, nguồn tiêu thụ duy nhất là siêu thị, nhưng chỉ được vài chục cân rau mỗi ngày.

Doanh thu không đủ trả tiền thuê nhân công, thậm chí cả ba "thành viên sáng lập" nhiều tháng cũng không có lương để trả cho... chính mình. Chán nản, hai người bạn không muốn tiếp tục mạo hiểm thêm, bèn rút hết cổ phần. Với bản chất kiên định, có chút "lỳ lợm" vốn dĩ của đàn ông đất võ Bình Định, kèm với niềm tin tuyệt đối vào thành công... còn ở đâu đó, anh Nguyễn Ngọc Hoàng kiên trì bám trụ - dẫu chỉ một mình. “Phóng lao phải theo lao nên năm 2013, tôi tiếp tục vay vốn đầu tư 2.000m2 nhà lưới, mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ”, anh Nguyễn Ngọc Hoàng - Giám đốc Công ty nhớ lại.

Anh Hoàng cho biết, việc khép kín 2ha nhà lồng cùng các công trình phụ như giếng khoan, đường đi nội bộ, béc phun tưới nước tự động… tiêu tốn của anh hơn 4 tỷ đồng. Năm 2016, diện tích trồng rau tiếp tục được mở rộng lên 3ha... Tất tần tật, một mình anh xoay trở với một quyết tâm sắt đá.
 

Cần tiếp cận nguồn vốn

Quyết tâm sắt đá ấy của anh Hoàng rồi cũng đã thành hiện thực. Hiện sản phẩm, sản lượng rau sạch của anh tiêu thụ rất ổn định, thị trường chủ yếu là các siêu thị, một số điểm bán hàng tiện lợi ở vùng ven. Anh cho biết, gần 1/3 sản lượng này cũng đã bắt đầu thâm nhập một số thị trường lớn và khó tính như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế...

Mỗi ngày, vườn của anh cung cấp cho thị trường khoảng 700kg rau củ quả các loại, sản lượng mỗi năm khoảng 200 tấn xuất ra thị trường. Năm 2013, vườn rau của anh bán ra thị trường được 3 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016, doanh thu đạt khoảng 4 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 30%.

15-23-30_1
Trên 25 loài rau, củ, quả của vườn rau anh Hoàng được đầu tư bài bản, đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh
 

Theo anh Hoàng, để có được con số ấn tượng này thì hành trình tìm kiếm, mở rộng thị trường là không hề đơn giản. Đến thời điểm năm 2014, không ít người tiêu dùng vẫn còn khá xa lạ với khái niệm "rau an toàn", "rau sạch", nên dù đầu tư chi phí sản xuất cao, nhưng đôi lúc vẫn chấp nhận bán bằng giá với các loại rau thường để "giữ mối". “Giai đoạn khó khăn này rồi cũng qua, thị trường bắt đầu hướng tới những sản phẩm vì sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên người dân đã lựa chọn sản phẩm của mình. Bây giờ, khái niệm VietGAP đã không còn xa lạ với người tiêu dùng nữa”, anh Hoàng nói.

Khi hỏi về những khó khăn trong việc hình thành, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng VietGAP và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, anh Hoàng cho biết: "Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thực ra không khó, cái cần trước tiên là phải có tâm, sau đó chịu khó học hỏi, nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, rồi thì tìm kiếm và ổn định thị trường".

Tuy nhiên, việc đầu tư cho những mô hình này tốn nhiều kinh phí. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ cho việc đầu tư thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cũng theo anh Hoàng thì dự kiến năm 2017, anh sẽ đầu tư 2.000m2 sang trồng rau bằng phương pháp thủy canh và bán thủy canh để thăm dò thị trường. Theo tính toán, đầu tư diện tích trồng rau theo mô hình này, 1.000m2 tốn chi phí trên 500 triệu đồng. “Nếu tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ, doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mở rộng diện tích thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này”, anh Hoàng khẳng định.

Đó mới chỉ là "nếu". Còn hiện tại, anh Hoàng và không ít người trồng rau theo hướng VietGAP trên địa bàn Gia Lai, vẫn đang phải tự mày mò xoay xở, tìm nguồn vốn để phát triển vườn rau của mình. Tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xem ra đang là nhu cầu bức thiết, không chỉ đối với công ty của anh Nguyễn Ngọc Hoàng, mà còn là của tất cả những doanh nghiệp, những nông hộ đang có tâm huyết với việc làm ý nghĩa này.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Đất - An Phú - anh Nguyễn Ngọc Hoàng, cho biết: Hiện Công ty có 17 người lao động, lương cho công nhân lao động phổ thông là 4 triệu đồng/tháng, lương của công nhân kỹ thuật thì cao hơn. Nếu được tiếp cận nguồn vốn thì không những giải quyết được nguồn lao động có tay nghề tại địa phương, mà còn mở rộng được mô hình trồng rau sạch theo hướng VietGAP, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn với sản phẩm nông nghiệp...
Theo Trần Đăng Lâm/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,882
  • Tổng lượt truy cập92,016,611
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây