Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú bò sữa đất Mộc Châu

Thứ hai - 08/07/2013 21:50
Không chỉ sở hữu đàn bò sữa lên tới 72 con, mang về thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, gia đình chị Phạm Thị Lịch ở tiểu khu 26-7, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu - Sơn La) còn nổi tiếng với tài nuôi bò khỏe, cho sữa nhiều. Danh hiệu "Sao thần nông" năm 2009 và "Lao động giỏi, lao động sáng tạo" năm 2013 của gia đình chị chính là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.

Trong chuyến công tác tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, chúng tôi có dịp mục sở thị trại nuôi bò sữa trị giá hàng tỷ đồng của gia đình chị Lịch. Chị tâm sự: Cả hai vợ chồng quê Vũ Thư (Thái Bình), năm 1989 anh chị quyết định lên Mộc Châu xây dựng kinh tế mới. Thời điểm này, nông trường bỏ chế độ bao cấp nuôi bò sữa nên gia đình chị mua 22 con với giá 45 triệu đồng về nuôi. Thời gian đầu do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên bò thường xuyên bị ốm, ỉa chảy dẫn đến lượng sữa thu được không cao.

Khó khăn là vậy, nhưng với bản chất của người con đất lúa cần mẫn, chăm chỉ, một mặt chị đi học hỏi kinh nghiệm ở các trang trại, mặt khác tự trau dồi kiến thức về thú y để có thể chữa bệnh cho đàn bò của gia đình. Nhờ đó, không lâu sau, đàn bò của gia đình chị khỏe mạnh trở lại, sinh sản nhanh, cho sữa đều. Chỉ riêng khoản tiền bán sữa, năm 1994, chị đã trả hết cả gốc lẫn lãi tiền mua bò giống cho nông trường. Sẵn có kinh nghiệm, chị quyết định tăng đàn, từ 22 lên 35 rồi 50 con và bây giờ là 72 con.

Theo chị Lịch, để bò cho nhiều sữa thì khẩu phần ăn hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng; trong giai đoạn vắt sữa phải cho bò ăn đủ tinh bột để kích thích lượng sữa tiết ra. Sau khi vắt, cho ăn đầy đủ các loại cỏ nhiều dinh dưỡng như: Tilama, cỏ ướp, cổ xanh. Trong công đoạn vắt sữa, nông dân cần phải am hiểu cả về quy trình cũng như kỹ thuật, đặc biệt là không để bò bị nhiễm khuẩn sau khi vắt sữa. Theo đó, kỹ thuật vắt sữa rất quan trọng, trước khi vắt, bầu vú phải được rửa sạch rồi dùng khăn lau khô, trong khi vắt phải loại bỏ một lượng sữa đầu ra bên ngoài, sau khi vắt xong dùng một loại hóa chất sát trùng vào đầu vú để tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm hại, đồng thời để khi tắm cho bò không bị vi khuẩn theo đường vú vào bên trong.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi bò sữa, chị Lịch cho biết: "Trong quá trình nuôi cần theo dõi chặt chẽ đàn bò, nếu thấy chúng có dấu hiệu ăn ít hay lượng sữa ít là bò đã có biểu hiện bị bệnh. Bệnh mà bò hay mắc nhất là tiêu chảy, nguyên nhân có thể do sức đề kháng yếu, dẫn đến bò ăn yếu và cho sữa ít. Công tác tiêm thuốc kháng khuẩn theo định kỳ là rất quan trọng, tùy vào trọng lượng của bò mà liều lượng tiêm cho phù hợp".

Với 72 con bò, trong đó hơn một nửa đang cho sữa, mỗi ngày cho thu 700 lít sữa, với giá bán khoảng 15.000 đồng/lít, gia đình chị có thu 10 triệu đồng. 

Không dừng lại ở đó, con trai chị là Phan Doãn Huấn, tốt nghiệp Học viện Bưu chính Viễn thông, giờ đây cũng về quê nuôi bò sữa với gia đình. Chàng cử nhân vừa được Đài Truyền hình Việt Nam mời tham gia chương trình "Sinh ra từ làng" và mới đây được Công đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT tôn vinh là lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2013.

Anh Huấn nói: "Từ nhỏ tôi đã gắn bó với bò sữa. Trước đây, ngoài những giờ trên lớp, tôi thường giúp bố mẹ đi cắt cỏ, cho bò ăn, vắt sữa... Tốt nghiệp đại học, đi làm ở một số nơi nhưng thu nhập không như mong muốn, tôi quyết định trở về cùng gia đình phát triển đàn bò". Chẳng thế mà gia đình chị Lịch đã được người dân đội 26-7 gọi là tỷ phú bò sữa. Ngắm cơ ngơi của chị, cách chị chăm chút cho từng chú bò, tôi nghĩ chị hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu đó.

Hoàng Văn
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay29,410
  • Tháng hiện tại836,441
  • Tổng lượt truy cập88,191,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây