Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú cam sành xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 10/05/2014 09:22
Anh Phạm Hoàng Lộc, 30 tuổi, ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) tốt nghiệp ngành Sinh học, Đại học Cần Thơ, quyết định về quê lập nghiệp và trở thành tỷ phú nhờ trồng cam sành. Anh là điển hình trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Anh Lộc bên vườn cam trĩu quả của mình. ẢNH: Hòa Hội
Anh Lộc bên vườn cam trĩu quả của mình. ẢNH: Hòa Hội.

 

Khát vọng làm giàu

Anh Phạm Hoàng Lộc là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, người anh cả và em gái út đã có gia đình riêng, chỉ còn mình anh sống chung với cha mẹ già, mọi việc trong gia đình đều do một tay anh quán xuyến. Với nước da ngăm đen, nét mặt trầm ngâm, ít nói nhưng trong anh tiềm ẩn một nghị lực, ý chí, khát vọng làm giàu.

Anh Lộc kể: “Trước đây, cha mẹ tôi làm nghề mua bán củi, cầm chiếc ghe đi khắp nơi để buôn bán nhưng không dư giả gì, thêm cực nhọc. Trong khi ở nhà có hơn 1 ha đất trồng cam sành, xen bưởi năm roi nhưng chạy theo phong trào, trồng bỏ đó đợi thu hoạch, bán chẳng được bao nhiêu, vài 3 năm là cây tàn lụi. Hơn nữa, tôi đi làm lương chẳng được bao nhiêu mà phải còn lệ thuộc vào người khác, trong khi đất nhà bị lãng phí”.

Theo lời anh, khi còn là sinh viên năm 3, anh vay mượn tiền hùn vốn với 3 sinh viên trong lớp mua đám cam lá (hay cam non, chưa ra trái) ở TP Cần Thơ với diện tích 0,7 ha, với giá 75 triệu đồng rồi cùng nhau chăm sóc hơn 1 năm, bán được 200 triệu. Anh Lộc cho biết, muốn làm chủ thì trước hết phải trang bị cho mình kiến thức từ lý thuyết đến thực tiễn một cách vững chắc. Học để có kiến thức cơ bản, tầm nhìn để tìm ra hướng đi nào cho đúng, thích hợp. Ngoài ra, anh còn đi thăm quan nhiều nơi trong vùng, theo những người có kinh nghiệm học cách xem mua cam lá từ lúc cây còn nhỏ đến khi bán sao cho có lãi, kỹ thuật xử lý ra hoa, trị bệnh…

Điển hình xây dựng nông thôn mới

Đầu năm 2011, sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư trong tay, ra trường không xin được việc làm đúng chuyên ngành mình học nên anh Lộc quyết định về quê làm giàu bằng niềm đam mê của mình. Anh cho biết, cây cam sành không dễ trồng, không dễ thành công vì nó đòi hỏi kỹ thuật cao. Bí quyết của anh là, chỉ cần làm tốt một loại cây còn hơn trồng nhiều mà không đem lại kết quả.

Ban đầu, anh cải tạo 1 ha cam sành của nhà và thuê thêm 1 ha cam lá của người khác với giá trên 500 triệu đồng. Để có được số tiền đầu tư, ngoài số vốn hùn với bạn gần 100 triệu đồng, anh còn mạnh dạn vay ngân hàng 400 triệu đồng.

 

Diện tích cam sành 1 ha anh Lộc vừa bán lứa đầu tiên được 10 tấn với giá 20.000 đồng/kg, thu được gần 200 triệu đồng. Anh Lộc cho biết, vườn cam còn đang trái trĩu quả, sắp tới sẽ còn thu hoạch 3 đợt nữa, khoảng 100 tấn, thương lái ngày tới hỏi mua với giá 27.000 đồng/kg mà anh vẫn chưa bán, còn đợi giá. Tuy nhiên, anh Lộc băn khoăn, thị trường không ổn định, giá cả phụ thuộc vào thương lái.

 

Theo anh, để cam đạt năng suất cao như mong muốn thì đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, bón phân, tưới nước… trung bình một cây có thể đạt gần 70 kg/năm, 1 ha nếu đầu tư tốt, năng suất gần 90 tấn trái, thông thường trồng khoảng 4 năm cây bị hư nhưng chăm sóc kỹ, đúng kỹ thuật có thể “ăn” tới hơn 10 năm.

Anh Lộc chia sẻ, nhiều người chủ yếu phun thuốc bảo vệ thực vật vào ban ngày, trời nắng. Tuy nhiên điều đó sẽ phản tác dụng của thuốc và không trừ hết sâu, bệnh, lại tăng thêm chi phí. Nếu phun thuốc vào ban ngày thì côn trùng né ánh nắng, núp mặt sau của lá, khi lá đóng lại, ánh nắng chiếu xuống sẽ mất đi tác dụng của thuốc. Còn ban đêm, côn trùng bò ra ngoài kiếm ăn, lá mở ra thuốc dễ hấp thụ vào lá sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn. Ngoài ra, khâu tưới nước, phun thuốc đều sử dụng cơ giới hóa bằng cách đưa máy móc thay thế con người. Trời không phụ lòng người, vườn cam của anh cho trái sum suê. Đến nay hơn 2 ha cam sành đã cho thu hoạch 3 năm, bán được 1,7 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi gần 1,3 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, tháng 2/2013, anh Lộc mạnh dạn thuê thêm 9,6 ha đất ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành với chi phí gần 1 tỷ đồng trong thời gian 8 năm để mở rộng diện tích cam sành, hiện cây đang phát triển xanh tốt.

Trong thời gian tới, anh dự định đầu tư gần 1 tỷ đồng thuê thêm 10 ha đất ở huyện Phụng Hiệp cách nhà hơn 40 km để phát triển diện tích trồng cam. Đồng thời, vận dụng kiến thức đã học xây dựng vườn cây công nghệ cao và nhân giống phục vụ cho bà con trong vùng. Đây là điển hình trong xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang.

                                Hòa Hội
Nguồn tamguong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,193
  • Tổng lượt truy cập93,151,857
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây