Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Tân Thịnh, nhiều cách làm sáng tạo

Thứ năm - 24/01/2013 21:04
Ông Đặng Quang Tạo, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thịnh cho biết: “Là 1 trong 11 xã điểm thực hiện XDNTM của cả nước, khi mới bắt tay vào thực hiện, Tân Thịnh gặp không ít khó khăn, bởi lúc đó chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về XDNTM, chưa có mô hình thành công để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ lại chưa được đào tạo bài bản nên quan điểm của xã là vừa làm vừa điều chỉnh, làm đến đâu điều chỉnh tới đó. Đồng thời chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi họp bàn để nghiên cứu, tìm ra cách làm phù hợp với thực tế địa phương. Nhờ đó, đến nay xã đã đạt 18/19 tiêu chí”.

Được biết, sau khi đề án XDNTM được phê duyệt, Tân Thịnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý và tổ thẩm định, tiểu ban ở các thôn, đồng thời xác định rõ, XDNTM có thành công hay không phụ thuộc vào 2 vấn đề cốt lõi: Thứ nhất, tuyên truyền để người dân hiểu đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, không nên trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà phải cùng chung tay thực hiện. Nhờ đó mà nhân dân trong xã đã đóng góp 21 tỷ đồng, dù được Chính phủ hỗ trợ ít vốn nhưng Tân Thịnh lại là địa phương làm NTM hiệu quả nhất trong 11 xã điểm.

Thứ hai, xã xác định phải phát triển sản xuất theo hướng bền vững, bởi đây là yếu tố quyết định tới việc thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Do vậy, Tân Thịnh đã đẩy mạnh liên kết “4 nhà” và thu được kết quả khả quan. Đơn cử như mô hình trồng cà chua bi xuất khẩu, trước kia chỉ đạt năng suất 1,2 tấn/sào (360m2), thì nay, nhờ liên kết với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đưa giống mới vào sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đạt 3 tấn/sào, quả đẹp, dễ bán, thu nhập bình quân hơn 15 triệu đồng/sào.

Trong công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, Tân Thịnh đã mạnh dạn kêu gọi doanh nghiệp về đầu tư nhằm tạo việc làm cho con em trong xã; chỉnh trang chợ nông thôn, phát triển các nghề dịch vụ; tổ chức 22 lớp dạy nghề với 743 học viên, sau khi học xong, hầu hết lao động có việc làm ổn định.

 
 Hoàng Văn
Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm50
  • Khách viếng thăm314
  • Hôm nay50,699
  • Tháng hiện tại50,699
  • Tổng lượt truy cập84,957,735
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây