Gánh nặng cho nông hộ
Kết quả điều tra của Oxfam cho thấy, Việt Nam hiện có 13 triệu hộ nông dân, thì có đến 9 triệu hộ được xếp vào dạng “nông hộ nhỏ. Đây chính là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và gánh nặng nhất hiện nay. Các hộ này đang phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ, đó là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu thốn đất đai, thời tiết khắc nghiệt, tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thu nhập gia đình thấp.
Trong sản xuất, những nông hộ nhỏ còn phải đương đầu với nhiều rủi ro như dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng phức tạp; rừng và tài nguyên bị tàn phá nặng nề, khiến họ dễ bị tổn thương bởi tình trạng hạn hán, lũ lụt.
Các nông hộ nhỏ hiện chỉ có khoảng 0,5ha đất/hộ. |
Cũng theo kết quả điều tra của Oxfam, hơn 9 triệu nông hộ nhỏ của Việt Nam hiện đang sở hữu bình quân chưa đến 0,5ha đất mỗi hộ và 85% số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ của Việt Nam đang sống tập trung ở các tỉnh miền Bắc. Thậm chí, kể cả ở ĐBSCL, phần lớn các hộ nông dân chưa có đến 2ha đất/hộ. Tình trạng manh mún về đất đai là lý do chính khiến thu nhập của nông dân còn thấp.
TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn nhận định: “Từ những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Oxfam đã khắc họa đầy đủ, sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, người nông dân, người nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số”.
Đầu tư cho sản xuất nhỏ
Báo cáo của Oxfam đã chỉ ra rất nhiều những con số và trường hợp điển hình cụ thể. Ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch HTX Đại Nghĩa (Hà Nội) sau khi áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI của Oxfam cho biết: “Tôi thực sự hứng thú khi áp dụng được một kỹ thuật rất mới, có lợi cho người nông dân cả về kinh tế và bảo vệ môi trường, thay đổi nếp nghĩ của người dân và giúp mọi người phát huy những sáng tạo mới”.
Theo Oxfam, vai trò của người nông dân cần phải được nhìn nhận hơn. Tiếng nói của họ phải được ghi nhận, bởi với 9 triệu nông hộ nhỏ, chiếm gần 80% tổng số nông hộ trên cả nước, nhưng họ chỉ sở hữu không đến nửa ha đất/hộ.
“Những đề xuất này là yêu cầu bức bách của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung”.
TS Đặng Kim Sơn
TS Đặng Kim Sơn cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã đưa ra hàng loạt chính sách để tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ các nông hộ nhỏ, song trong quá trình cạnh tranh, họ là người yếu thế. Để cho họ có thể tham gia được vào quá trình phát triển cơ chế thị trường, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về thị trường, kết nối người sản xuất nhỏ với nhau để thành những người sản xuất lớn hơn; kết nối họ với chế biến, kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng của họ, đưa họ ra thị trường”.
Nhận thức rõ những thách thức của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Oxfarm đã đề xuất 5 chính sách để thay đổi nông nghiệp, đó là: Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực; Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ; Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ; Cải thiện chính sách đất đai; Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông qua các tổ nhóm nông dân.
Thanh Xuân
Ngày 18/10/2012 - Theo Báo Cần Thơ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;