Học tập đạo đức HCM

Hưởng ứng phong trào: “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân”: Bắt đầu từ những hành động thiết thực

Thứ sáu - 14/12/2012 21:53
Ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 730/QĐ-TTg lấy ngày 2/7 hằng năm là ngày "Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân". Đây không chỉ là việc làm nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ "vệ sinh là yêu nước" phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác vệ sinh phòng bệnh là một trong những việc quan trọng nhất của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngày 2/7/1958, Bác có bài viết về "Vệ sinh yêu nước" đăng trên báo Nhân dân nhằm kêu gọi toàn thể nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh để phòng bệnh. Từ đó đến nay, xuyên suốt tư tưởng và quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật về nội dung này, Bộ Y tế đã vận dụng khoa học, triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ về công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh.

Đối với Bắc Giang, công tác vệ sinh phòng bệnh ngày càng đạt kết quả khả quan. Hệ thống y tế dự phòng các cấp thường xuyên củng cố, tăng cường, đáp ứng công tác giám sát, trực dịch, dự báo và ứng phó, xử lý kịp thời khi có dịch. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia ngày càng mở rộng, bảo đảm hơn 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng. Hằng năm, việc phun, tẩm hóa chất diệt muỗi; giám sát véc-tơ truyền bệnh trong cộng đồng được triển khai rộng rãi. Ngành cũng kêu gọi cộng đồng, các tổ chức đoàn thể chung tay thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, diệt chuột, ruồi, muỗi, bọ gậy... Đặc biệt, ngành y tế đã vận động nhiều hộ dân vùng nông thôn xây dựng, sử dụng các công trình vệ sinh sạch, khép kín...
 
Bắt đầu từ những hành động thiết thực 1
 Người dân ở Đa Mai, Bắc Giang làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: TH
Các mô hình đóng góp rất lớn cho công tác phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virut gây nên từ điều kiện vệ sinh môi trường, góp phần quan trọng khống chế được nhiều dịch bệnh; tình trạng dinh dưỡng trẻ em được cải thiện, tuổi thọ nhân dân được nâng cao... Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có khoảng 65 - 70% đồng bào vùng cao, miền núi có nhà tiêu hợp vệ sinh, hơn 85% gia đình khu vực này được sử dụng nguồn nước sạch, bởi thế mỗi năm Bắc Giang vẫn ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc tiêu chảy, lỵ, thương hàn... mà nguyên nhân do mất vệ sinh từ ăn uống.
 
Hiện nay, bên cạnh việc chúng ta đang phải tập trung giải quyết những dịch bệnh mới phát sinh lại vừa phải đối phó với các bệnh truyền nhiễm cũ lây theo đường tiêu hóa, hô hấp có xu hướng quay trở lại... Do đó, việc khơi dậy và thúc đẩy phong trào "Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân" là việc làm rất có ý nghĩa nhằm huy động các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tham gia vào hoạt động vệ sinh để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho mỗi cá nhân và cộng đồng trong bối cảnh hiện nay.
 
Hưởng ứng phong trào này, ngành y tế Bắc Giang đề ra mục tiêu tập trung giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh phòng chống dịch bệnh, ATVSTP, vệ sinh trong lao động, xử lý chất thải y tế, hướng dẫn và vận động người dân xây dựng các công trình hợp vệ sinh tại hộ. Đặc biệt, mỗi người dân nâng cao nhận thức, bắt đầu bằng những hành động vệ sinh thiết thực như không phóng uế và xả rác bừa bãi, thực hiện rửa tay với xà phòng, ăn sạch, ở sạch, uống sạch, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy... Coi phong trào "Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân" là trách nhiệm và việc làm thường xuyên của tất cả các cấp, ngành, mỗi đơn vị, địa phương. Qua đây không chỉ góp sức phòng ngừa dịch bệnh mà còn giúp cộng đồng sống và làm việc trong môi trường trong lành hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội...

Hằng Thu
Theo 
suckhoedoisong.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay26,328
  • Tháng hiện tại219,421
  • Tổng lượt truy cập92,597,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây