Học tập đạo đức HCM

Siết chặt quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên

Thứ năm - 25/07/2013 20:40
Quản lý chặt khai thác gỗ, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để đến năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất đủ điều kiện khai thác bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đó là nội dung chính của Đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013-2020 được Bộ NNPTNT trình lên trong phiên họp sáng 25/7 của Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chủ trì phiên họp.

Theo khảo sát mới nhất của Bộ NNPTNT, tổng diện tích rừng tự nhiên cả nước khoảng 10,28 triệu ha, trong đó rừng sản xuất khoảng 4,3 triệu ha, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Tổng trữ lượng rừng tự nhiên sản xuất của cả nước là 350 triệu m3, trong đó rừng giàu 57 triệu m3 với diện tích 225.035 ha, chiếm 5% và trữ lượng bình quân 257 m3/ha, rừng trung bình 111 triệu m3 với diện tích 651.881 ha, chiếm 15%.

Theo các tài liệu điều tra lâm học, với lượng tăng trưởng của rừng tự nhiên khoảng 2%/năm thì hằng năm rừng tự nhiên là rừng sản xuất tăng trưởng đạt khoảng 3,5 triệu m3. Nếu khai thác ở 876.916 ha rừng sản xuất giàu và trung bình hiện có thì sản lượng đạt khoảng 700.000 m3 gỗ tròn/năm.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ  về phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên, ngành Lâm nghiệp đã thực hiện lộ trình giảm dần sản lượng khai thác. Nếu như trước năm 2000, cả  nước có 36 tỉnh khai thác khoảng 1 triệu m3 gỗ/năm, thì  đến năm 2010, lượng khai thác còn khoảng 250.000 m3, năm 2012, sản lượng được phê duyệt là 200.000 m3.

Tuy nhiên, trước thực trạng rừng đang giảm sút nghiêm trọng cả về chất lượng và diện tích, Chính phủ yêu cầu siết chặt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và khai thác rừng.

Theo dự thảo Đề án đang được xây dựng, Bộ NNPTNT đề xuất phương án hoặc tạm đình chỉ khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc hạn chế và khai thác có điều kiện gỗ rừng tự nhiên.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ  đạo đã phân tích kỹ về thực trạng, ưu và nhược điểm của mỗi phương án.

Đối với việc đình chỉ khai thác, rừng sẽ không bị mất do mở đường vận xuất, vận chuyển và làm bãi gỗ trong khai thác, toàn bộ 10,28 triệu ha rừng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt như đối với rừng phòng hộ và đặc dụng hiện nay, không tạo ra kẽ hở để các đối tượng lợi dụng khai thác ở ngoài khu vực, chỉ tiêu được phép. Tuy nhiên, việc này cũng kéo theo hạn chế là giảm nguồn thu địa phương, gây khó khăn cho sản xuất đời sống của các công ty lâm nghiệp và người lao động cũng như gần 1 triệu hộ gia đình, cá nhân đang được giao gần 2 triệu ha rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Ngoài ra, không có nguồn gỗ tự nhiên hợp pháp cho nhu cầu, dễ làm gia tăng tình trạng khai thác gỗ trái phép.

Phương án 2 hạn chế khai thác với hàng loạt các điều kiện ngặt nghèo về đối tượng và loại rừng khai thác, đi kèm với các yêu cầu quản lý bền vững. Phương án này cũng được đánh giá là có một số hạn chế do cần phải đầu tư ngân sách để chuyển đổi và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, lâm trường hiện nay, cũng như gây ra xáo trộn đối với một số dự án, chính sách quản lý đã được triển khai.

Nhiều ý kiến cũng đề cập tới các giải pháp thực hiện, đặc biệt là yêu cầu chấn chỉnh lại công tác chế biến gỗ, ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ vi phạm hiện nay.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong một lần thị sát hiện trạng rừng khu vực Tây Nguyên. Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng cơ chế quản lý mới, siết lại công tác bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên cũng như các loại rừng hiện nay vốn đang bị giảm sút nghiêm trọng cả về chất lượng và diện tích.

Mục tiêu của cơ chế mới phải đảm bảo quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ, góp phần hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái phép, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để đến năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất đủ điều kiện khai thác bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước thay thế gỗ nhập khẩu.

Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, xây dựng lại các phương án để sớm trình lên Chính phủ xem xét trong thời gian tới. Trong đó, phân tích rõ hơn về các phương án quyết định khai thác rừng tự nhiên, nêu rõ từng ưu, nhược điểm của mỗi phương án cũng như hệ lụy trên các mặt của đời sống KT-XH. Riêng đối với phương án 2, cần tính toán kỹ về cân đối tài chính, từ các nguồn thu cũng như nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho việc chuyển đổi.

Cùng với đó, các cơ quan liên quan cũng sớm có báo cáo về các mô hình thí điểm, hoạt động của các doanh nghiệp, kết quả các dự án liên quan đến rừng tự nhiên để làm cơ sở xây dựng, lựa chọn giải pháp quản lý một cách hiệu quả và phù hợp thực tế.

Nguyên Linh
theo chinhphu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay20,890
  • Tháng hiện tại405,464
  • Tổng lượt truy cập83,461,459
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây