Nhiều tỉnh quan tâm đào tạo nghề trồng nấm |
Đây hoạt động thường xuyên của hệ thống khuyến nông VN nhằm đánh giá, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động cũng như thực hiện triển khai theo định hướng của ngành NN-PTNT. Báo cáo của hội nghị đã đề cập đến những khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai hoạt động khuyến nông nói chung, vùng TDMNPB nói riêng; trong đó tác động lớn nhất đến kết quả hoạt động khuyến nông thời gian qua một phần lớn là do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu hoàn thiện. Vì vậy việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Tuy nhiên hầu hết các chương trình, dự án vẫn đảm bảo tiến độ, đúng mùa vụ và đạt kết quả theo kế hoạch đề ra. Đối với hoạt động khuyến nông thường xuyên, đã thực hiện ký kết hợp đồng triển khai 9 sự kiện thông tin tuyên truyền (6 diễn đàn, 2 hội chợ và 1 hội thi). Về đào tạo huấn luyện đã triển khai 21 khóa tập huấn TOT về nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 630 cán bộ khuyến nông trong vùng, tổ chức 2 đoàn tham quan học tập về các mô hình trang trại điển hình và các mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả….
Tổng kinh phí khuyến nông đầu tư cho TDMNPB năm 2012 là 68,1 tỷ đồng, bình quân 4,5 tỷ đồng/tỉnh, trong đó phân bổ theo các chương trình dự án và các hoạt động như sau: Các chương trình, dự án khuyến nông từ ngân sách TƯ là 29,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28,9 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng từ các nguồn khác. Tính đến ngày 30/6, các chương trình, dự án đã được cấp 70% kinh phí. Trong đó TTKN Quốc gia đã cấp 15,9 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch cả năm.
Tại hội nghị các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đề xuất các giải pháp cho các hoạt động khuyến nông như một số tỉnh chưa dành ngân sách cho hoạt động khuyến nông. Định mức phụ cấp cho cán bộ triển khai mô hình quá thấp. Cán bộ khuyến nông còn hạn chế trong kỹ năng viết dự án, xây dựng văn bản.
Nhiều đại biểu đề xuất sửa đổi cụ thể chức năng đào tạo nghề cho trung tâm khuyến nông. Cần có thông tư hướng dẫn chi tiết việc dạy nghề để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện. Chủ nhiệm các dự án khuyến nông không phải là cán bộ của TTKN Quốc gia thì thường chậm, dẫn đến khó triển khai do quá vụ. Giá phê duyệt và thời điểm thực hiện không tính đến yếu tố trượt giá nên gặp khó khăn khi triển khai... | "Cần thay đổi quan điểm khuyến nông chỉ tập trung trong việc xóa đói giảm nghèo, mà phải nghiên cứu, xây dựng và trang bị kỹ thuật cho nhà nông làm giàu...", TS Phan Huy Thông nhấn mạnh. |
TS Phan Huy Thông, Giám đốc TTKN QG cho rằng thời gian qua TTKN 15 tỉnh TDMNPB đã có nhiều nỗ lực tham gia vào hoạt động chung của ngành NN-PTNT như đào tạo nghề cho LĐNT, xây dựng nông thôn mới, tham gia chương trình, dự án khuyến nông hiệu quả... Các địa phương cần bám sát đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng dẫn của TƯ. Tiêu chuẩn khuyến nông dạy nghề là phải có chứng chỉ sư phạm. TTKN QG đã dành kinh phí để các tỉnh tổ chức lớp đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghề.
Ông Thông khẳng định, các TTKN cũng đã từng bước nâng cao nghiệp vụ, có những cải tiến trong việc triển khai nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ khuyến nông đã dần thích ứng với cơ chế mới và trưởng thành hơn. Nhiều tỉnh có "cơ chế mở", đi trước cả hướng dẫn của TƯ...
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;