Học tập đạo đức HCM

Người lính trên mặt trận nông thôn mới

Thứ hai - 22/04/2013 00:13
Thực hiện khẩu hiệu “Toàn thể cán bộ và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, người chỉ huy ấy không chỉ thể hiện tròn vai của một anh trưởng ban hay ông chủ tịch xã mà còn là một người con đầy nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ vì quê hương. Đó là Trần Phi Long - Chủ tịch UBND xã Điền Công - TP. Uông Bí - Quảng Ninh kiêm Trưởng Ban xây dựng nông thôn mới.



Từ một “ốc đảo” heo hút gần như bị cô lập với các xã xung quanh, đến nay từ quốc lộ 18 đã có một con đường bê tông kiên cố dài 5,5km chạy thẳng đến trung tâm xã. Càng ngạc nhiên hơn khi đến địa phận xã, một tấm biển ghi “Tuyến phố văn minh đô thị” treo trên cao mở ra trước mắt chúng tôi hai làn đường rộng được bố trí hai hàng cây bóng mát. Từ trung tâm xã, các tuyến đường tỏa đến các ngõ xóm đều được đổ bê tông kiên cố rộng khoảng 5,5m. Nhiều biệt thự, nhà tầng mọc lên như nấm. Điền Công đây ư, một xã thường xuyên nằm trong danh sách các xã nghèo mà đã thay da đổi thịt một cách nhanh chóng như vậy sao? Trong lúc chờ gặp Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban xây dựng nông thôn mới của xã, chúng tôi đã đi thăm quan một vòng quanh xã.

Dọc đường làng - khu vực mà cách đây hai năm trong một chuyến công tác chúng tôi đã ghé thăm, khi đó ấn tượng của tôi là có rất nhiều ngôi mộ được đặt ngay cạnh vườn, nhưng giờ thì không thấy đâu cả. Hỏi một cụ bà thì được biết, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh gia đình, sau khi được Ban xây dựng nông thôn mới của xã và thôn vận động, gia đình cùng nhiều bà con khác đã tự nguyện di chuyển ra khu vực được quy định của xã. Cây khoai lang và dưa đã được thay thế cho những cây trồng cũ, được sản xuất theo hướng hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nơi đây. Mỗi một khu ruộng đều được kết nối với nhau, các con đường và hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng được đầu tư đổ bê tông kiên cố, hứa hẹn những vụ mùa bội thu.
Anh Vũ Văn Tưởng - chủ trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng cho biết: “Mấy năm trước chưa có sự tư vấn của cán bộ xã nên việc nuôi thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nhanh nhạy của lãnh đạo, đặc biệt là ông Trần Phi Long - Chủ tịch UBND đã mời cán bộ Viện Nghiên cứu thủy sản về nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước và khí hậu nơi đây, xác định rõ là chỉ nuôi được cá rô phi đơn tính, cá vược và tôm thẻ chân trắng. Khu vực nuôi trồng cũng được quy hoạch một cách khoa học, tạo điều kiện cho các hộ dân đầu tư một cách ổn định. Qua ba vụ thu hoạch đã cho năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của các cán bộ xã trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn sản xuất theo chủ trương của tỉnh, gia đình chúng tôi đã được vay vốn kịp thời với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất vay thương mại, giúp chúng tôi có điều kiện mở rộng sản xuất theo hướng hàng hoá”.
Nằm bên cạnh những ngôi biệt thự và những mái nhà kiên cố là hai ngôi trường khang trang (trường mầm non và trường TH&THCS). Ban giám hiệu cho biết: Năm 2011, sau khi hoàn thành về cơ sở vật chất, hai trường được vinh dự đón nhận Trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Những năm trước đây, con em xã Điền Công bỏ học rất nhiều và hầu như không có học sinh giỏi. Nhờ sự quan tâm động viên và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo xã với cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, năm 2011 đã có 15 học sinh của trường tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Lý giải tại sao chỉ trong vòng hai năm Điền Công xây dựng nông thôn mới đã đạt 19/19 tiêu chí, ông Trần Phi Long chia sẻ: Khi được phân công về đây nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND, tôi đã rất phấn khởi bắt tay ngay vào công việc. Sau khi nghiên cứu kỹ, tôi đã vạch ra hàng loạt dự định và các giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện. Nhưng rồi để làm được quả thật không dễ chút nào. Bởi xây dựng nông thôn mới không phải là đô thị hóa nông thôn mà là thay đổi cuộc sống của người dân. Nhưng thay đổi thói quen tập quán của bà con là một điều không hề dễ chút nào. Bao nhiêu cuộc họp bàn bạc nhưng kết quả đều không thành. Nhiều đêm mất ngủ, tôi đã rút ra kinh nghiệm, đổi thay diện mạo xóm làng là phải đổi thay ý thức của người lãnh đạo. Vậy là bắt đầu từ các kế hoạch hiến đất, di chuyển mồ mả ra khỏi khu dân cư, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng bể nước sạch, thu gom rác thải, quy định lối đi riêng cho gia súc…, các đồng chí lãnh đạo xã, thôn phải chấp hành gương mẫu đi đầu. Bất kể trong quá trình triển khai phát sinh băn khoăn vướng mắc chỗ nào thì Ban xây dựng nông thôn mới và đoàn thể đó phải họp bàn tháo gỡ. Nói thì dễ nhưng khi làm có rất nhiều vấn đề nảy sinh, đã có những vấn đề chúng tôi phải dùng biện pháp tâm linh thuyết phục nhân dân để mọi người yên tâm thực hiện. Để có tuyến đường liên xã nối liền với quốc lộ 18A, UBND xã đã xin kinh phí xây dựng từ thành phố, còn các đường trục trong xã là do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố ủng hộ, nhưng có bàn tay đóng góp và sự giám sát của người dân khiến bà con rất phấn khởi, góp phần không nhỏ thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới về đích trước thời hạn của thành phố 1 năm, của tỉnh trước 3 năm.
Tạm biệt Điền Công, kết thúc chuyến công tác tham quan mô hình điểm do Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giới thiệu, bên tai tôi vẫn văng vẳng những chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Trần Phi Long: “Điều tôi tâm đắc không phải là diện mạo của xã Điền Công thay đổi mà là chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rất nhiều, từ 12,2 triệu đồng thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đến nay đã đạt 20,3 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo từ 18,3% nay đã giảm xuống còn 2,7%. Kinh tế - xã hội của xã đã từng bước phát triển bền vững". Đó cũng là lý do vì sao một cán bộ trẻ công tác tại thành phố như anh khi về Điền Công lại lội ruộng cùng bà con mời các chuyên gia giỏi về để lựa chọn loại cây nào tốt nhất để trồng, hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật mới, phối hợp với ngân hàng đẩy nhanh quá trình làm thủ tục để nguồn vốn đến nhanh đúng mục đích, tạo nguồn lực thúc đẩy sản xuất. Còn rất nhiều việc làm khác mà trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi chưa phản ánh hết được nhưng đã phần nào khắc họa hình ảnh một người cán bộ hết lòng vì dân, có những giải pháp rất quyết liệt nhưng lại có lý có tình khiến mọi người tâm phục. Đó cũng chính là một trong những lý do đưa Điền Công trở thành xã điểm của Quảng Ninh, một địa chỉ cho nhiều xã trong cả nước đến học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới./.
Hường Lý
Theo ven.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,948
  • Tổng lượt truy cập92,008,677
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây