Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, ngoài việc ưu tiên vốn cho vay sản xuất, Agribank còn dành hàng nghìn tỷ đồng cùng với các địa phương trên cả nước thực hiện chương trình này.
Tại Tiền Giang, Agribank Tiền Giang nhận hỗ trợ 4 xã XDNTM là Mỹ Phong (TP.Mỹ Tho), Tam Bình (Cai Lậy), Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo) và Tân Thới (Tân Phú Đông).
Năm 2012, Agribank Tiền Giang ưu tiên xây tặng mỗi xã NTM 2 mái ấm nghĩa tình ngoài chỉ tiêu mỗi chi nhánh hỗ trợ 2 căn nhà trên địa bàn đang hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Agribank Tiền Giang còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Agribank với hiệu quả tín dụng đầu tư cao nhất, đảm bảo an toàn vốn nhằm phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.
Từ đầu năm 2013 đến nay, Agribank Tiền Giang tiếp tục bàn giao 9 căn nhà tình nghĩa trên địa bàn các xã trên. Sau 2 năm thực hiện chương trình “Mái ấm nghĩa tình”, đến nay đã có hơn 50 gia đình được sống trong những ngôi nhà mới do Agribank trao tặng.
Ngoài ưu tiên vốn cho 41 xã XDNTM trên địa bàn, Agribank Lâm Đồng đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chọn Ka Đô (Đơn Dương) làm xã điểm để cùng “Chung tay XDNTM”.
Agribank Lâm Đồng đã hoàn thành 100% chương trình chung tay XDNTM đối với xã Ka Đô. Doanh số cho vay năm 2012 tại địa bàn xã Ka Đô đạt 89.934 triệu đồng, dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 là 82.913 triệu đồng với 741 khách hàng, tăng 19.604 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 30,97%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 50.565 triệu đồng (chiếm 60,99%) và dư nợ trung hạn 32.348 triệu đồng (chiếm 39,01%). Về ưu đãi lãi suất tín dụng, các khách hàng vay vốn trên địa bàn xã Ka Đô thuộc đối tượng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa; mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn và đối tượng khách hàng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều được giảm 0,5%/năm so với lãi suất cùng đối tượng vay vốn thuộc các địa bàn khác. Kết quả năm 2012, doanh số cho vay ưu đãi lãi suất là 21.985 triệu đồng/61 hộ và dư nợ cho vay ưu đãi lãi suất đến 31/12/2012 là 13.300 triệu đồng/50 hộ.
Về an sinh xã hội, Agribank Lâm Đồng đã hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa cho hộ bà Nguyễn Thị Thường ở thôn Nghĩa Hiệp 2, là vợ liệt sỹ. Bên cạnh đó, Agribank Lâm Đồng còn thực hiện hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn Nam Hiệp 2 và Nghĩa Hiệp 1 với mức hỗ trợ 150 triệu đồng/căn. Agribank Lâm Đồng cũng đã hỗ trợ xã Ka Đô 4 bộ máy vi tính kèm theo 4 máy in trong tháng 5/2012 với tổng trị giá 46,3 triệu đồng. Đồng thời, chi nhánh cử cán bộ lắp đặt và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị này cho địa phương.
Ngoài ra, Đoàn Thanh niên cơ sở Agribank Lâm Đồng, Chi đoàn Agribank Đơn Dương đã giao ước với Đoàn Thanh niên xã Ka Đô trong việc hướng dẫn thanh niên sử dụng thiết bị tin học, internet; lập phương án vay vốn sản xuất kinh doanh; giao lưu các hoạt động thể thao… Đến cuối năm 2012, xã Ka Đô đã đạt 14/19 tiêu chí NTM. Dự kiến, năm 2013, Agribank chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, phấn đấu hoàn thành thêm 3 tiêu chí để hướng tới mục tiêu hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Tại Hà Giang, Agribank Hà Giang đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể trên tinh thần Kế hoạch số 2223 ngày 9/4/2012 của Agribank về kế hoạch tổ chức thực hiện “Chung sức XDNTM giai đoạn 2010-2020”.
Xác định để thực hiện thành công XDNTM, vốn tín dụng ngân hàng cũng là khâu then chốt; Nghị định 41 của Chính phủ là cơ hội và điều kiện để Agribank đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nền tảng cho việc XDNTM, từ các phòng ban tới 12/12 chi nhánh Agribank trong toàn tỉnh đã nghiêm túc triển khai. Nhờ vậy, đến ngày 31/3/2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Hà Giang chiếm trên 80%, hơn nghìn tỷ đồng được đầu tư cho vay, trong đó trên 600 tỷ đồng đầu tư phục vụ cho các đối tượng theo Nghị định 41.
Thời gian tới, để thực hiện thành công kế hoạch chung sức XDNTM, Agribank Hà Giang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn có tính ổn định cao, vốn có thời hạn gửi dài, huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhất là nhu cầu vốn trong nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng và tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là vùng khó khăn”, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt từ 12 - 17%, cơ cấu dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn đạt trên 80%...
Những năm qua, Agribank Đà Nẵng đã và luôn là người bạn đồng hành cùng nông dân trên địa bàn trong sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần không nhỏ thay đổi bộ mặt nông thôn.
Trong hoạt động kinh doanh, Agribank Đà Nẵng luôn chú trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm được Đảng và Nhà nước giao, luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Agribank Đà Nẵng chủ động đề xuất cấp trên cho triển khai chính sách tài trợ nghiên cứu và triển khai ứng dụng các đề tài, dự án có tính khả thi về lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp cho nông dân ở các tỉnh bạn, mời chuyên gia chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,… cho người dân. Đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn, XDNTM theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, dư nợ cho vay đến 11/03/2013 của Chi nhánh đạt 2.103 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng so với năm 2012. Số lượng khách hàng đến thời điểm hiện tại của chi nhánh là trên 1.750 khách hàng, tăng hơn 430 khách hàng.
Nỗ lực của Agribank Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ vào thực hiện chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn, XDNTM trên địa bàn. Thương hiệu Agribank từ lâu đã trở nên gắn bó mật thiết với nông dân, vốn vay được bà con sử dụng hiệu quả, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương…
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã tập trung cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư cho chương trình này.
Tính đến ngày 31/12/2012, Agribank đã cho vay xây dựng mô hình NTM và triển khai trên cả nước đạt 45.500 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 30.281 tỷ đồng. Agribank đã cho 2.080 xã vay vốn XDNTM. Trong quá trình cấp tín dụng, Agribank tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Với kết quả này, đến nay, Agribank tiếp tục là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay chương trình XDNTM, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Nguồn vốn của Agribank tiếp tục phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng, giúp người dân khu vực nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thành Vinh (kinhtenonghton.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;