Học tập đạo đức HCM

Cả làng có nhà mới

Thứ ba - 18/09/2012 20:16
Gần 50 năm qua, người dân làng Hòa Vân, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng) phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát và bị cộng đồng kỳ thị bởi căn bệnh phong quái ác. Mãi tới tháng 8 vừa qua, người dân mới bừng lên niềm vui hạnh phúc khi mọi người được đặt chân về những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi do Nhà nước đầu tư xây dựng…
 
Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Dương Thành Thị tặng quà cho các hộ dân làng Hòa Vân.

Hòa Vân xưa

Làng Hòa Vân trước đây là vùng đất biệt lập, nằm nép mình trong một thung lũng nhỏ dưới chân đèo Hải Vân. Năm 1968, một lính Mỹ đã ra đây lập trại để nuôi dưỡng những người bị bệnh phong thuộc các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Ban đầu nơi đây có tên là “làng cùi”, “làng hủi”, vì chỉ có những người bị bệnh phong sinh sống. Có lúc, số bệnh nhân đổ về làng lên đến 300 – 400 người. Mỗi người một quê nhưng họ đều có chung nỗi đau về thể xác và bị người đời xa lánh. Họ xích lại gần nhau để san sẻ và lập lên làng Hòa Vân.

Sau ngày đất nước thống nhất, người dân đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng bệnh viện, chu cấp thuốc men, chăm sóc sức khỏe nên căn bệnh quái ác dần được đẩy lùi, cuộc sống trở nên sung túc. Tuy nhiên, Hòa Vân chỉ yên bình được mấy năm thì bão biển, lở núi hoành hành, đất của làng ngày một ít đi. Mất đất, dân làng lại dắt díu nhau đi tha phương kiếm sống rồi định cư ở vùng đất mới. Hiện, cả làng còn khoảng 130 hộ với trên 300 khẩu, mãi đến năm 1998, làng Hòa Vân mới được công nhận là đơn vị hành chính thuộc TP. Đà Nẵng.

Nói là sung túc hơn trước, song cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài một số hộ được bố trí ở trong khu tập thể bệnh viện thì hầu hết bà con phải sống trong những ngôi nhà tranh lụp xụp, được che tạm bằng những tấm tôn cũ nát, chắp vá.

Ông Nguyễn Văn Hai, 65 tuổi, đến đây định cư từ năm 1981 tâm sự: “Chúng tôi ở đây tách biệt hẳn với bên ngoài, có muốn đi đâu cũng không được. Để tiếp tục cuộc sống, chúng tôi phải tự xoay xở bằng cách đánh cá, chăn nuôi, trồng lúa và hoa màu. Mọi thứ hầu như tự cung, tự cấp”.

Được biết, từ năm 1998, bệnh nhân phong ở làng Hòa Vân đã được điều trị khỏi hoàn toàn và tái hòa nhập cộng đồng. Từ đó đến nay, làng cũng chưa phát hiện bệnh nhân mới.

Cả làng có nhà mới

Làng Hòa Vân u buồn và nghèo khó là vậy, nhưng lại là địa điểm đầy tiềm năng để khai thác du lịch. Năm 2006, UBND TP.Đà Nẵng có chủ trương di dời dân làng Hòa Vân vào đất liền để vừa tiện cho bà con sinh sống, vừa đầu tư khai thác du lịch. Năm 2008, TP.Đà Nẵng đã chấp thuận cho Tập đoàn Oaktree (Hoa Kỳ) khảo sát dự án quần thể khu đô thị du lịch Làng Vân với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD, nhằm biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, bến du thuyền, casino… Theo đó, làng Hòa Vân sẽ có hơn 50 hộ dân được di dời đến sinh sống tại khu nhà liền kề thuộc tổ 14, phường Hòa Hiệp Bắc; gần 70 hộ khác được bố trí vào ở các khu tái định cư trên địa bàn quận Liên Chiểu. Những người neo đơn, người tàn tật nặng do di chứng của bệnh phong được bố trí đến Trung tâm điều dưỡng bệnh nhân phong ở phường Hòa Hiệp Nam. Biết tin này, người dân làng Hòa Vân vui mừng khôn xiết.

Ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết: “Sau nhiều lần tuyên truyền, vận động, người dân làng Hòa Vân đã chấp nhận di dời để nhường lại đất cho dự án phát triển kinh tế, du lịch của thành phố. Trong số 59 hộ dân đăng ký ở nhà liền kề, mỗi hộ được bố trí một căn nhà có diện tích 72m2 (4,5 x 16m), gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, một gian bếp, 1 phòng vệ sinh, sân trước, sân sau. Ngoài ra, còn có cả nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà trẻ”.

Đứng trong căn nhà mới còn thơm mùi sơn, ông Đặng Văn Hương, 79 tuổi, mừng ra mặt: “Từ hôm nghe tin sắp được ở nhà mới, tui cứ thao thức suốt đêm. Cả đời tui chỉ mong ước được vào đất liền sống để con cháu sau này bớt khổ cực. Hôm nay ước mơ đó đã thành hiện thực. Tui và bà con làng Hòa Vân xin cảm ơn Đảng, Nhà nước vô cùng…”.

UBND quận Liên Chiểu còn kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ về vật chất, tinh thần, đồng thời trích kinh phí hỗ trợ cho bà con Hòa Vân những vật dụng sinh hoạt thiết yếu nhằm giúp người dân xua tan những âu lo, mặc cảm, vững tin hòa nhập cộng đồng.

Hoàng Anh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay24,390
  • Tháng hiện tại255,094
  • Tổng lượt truy cập92,632,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây