Học tập đạo đức HCM

Góp sức để phát triển nông thôn

Chủ nhật - 27/10/2013 11:09
Quảng Ninh có hơn 118,8km biên giới đất liền và khoảng 191km biên giới biển với 25.695 hộ dân/98.135 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào người Tày, người Dao, Sán dìu, Sán chỉ… Chính do địa hình hiểm trở, núi cao, đi lại khó khăn nên kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tỉnh Quảng Ninh nhiều năm không phát triển được.

Để hạn chế tình trạng tái nghèo, giúp đồng bào tỉnh Quảng Ninh, nhất là bà con các dân tộc vùng núi cao, biên giới phát triển kinh tế, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh và lực lượng vũ trang, đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh đã kết hợp chặt chẽ với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội thực hiện nhiều chính sách, biện pháp củng cố, phát triển cơ sở chính trị, kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) ở các xã, phường biên giới, biển đảo, vùng đồng bào các dân tộc ít người thực hiện hiệu quả chương trình ""chung sức xây dựng nông thôn mới"".
Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các đơn vị làm đường liên thôn trên địa bàn xã Điền Công, TP Uông Bí.

Đại tá Trần Đình Trách, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh cho biết: Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch số 233 về thực hiện chương trình và chỉ đạo 14/14 Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tiến hành khảo sát kỹ từng địa bàn để xây dựng kế hoạch phù hợp; tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết như đường giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi xã hội, cơ sở vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư… theo đúng tiêu chuẩn và quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt. Mặt khác, Bộ CHQS tỉnh cũng phối hợp với Sư đoàn 395, Lữ đoàn 242, Trung đoàn 405 và Đoàn kinh tế Quốc phòng 327 (Quân khu 3); Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng); Lữ đoàn 170, 147 (Quân chủng Hải quân); Trung đoàn 213 (Sư đoàn Phòng không 363)... đi học hỏi kinh nghiệm về mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội để vận dụng sáng tạo vào thực tế của từng địa bàn tỉnh. Do đó, các tiêu chí của phong trào đều đạt được; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn tỉnh được giữ vững. Nhiều chỉ tiêu các đơn vị và lực lượng vũ trang tỉnh hoàn thành và v¬ượt so với kế hoạch đề ra. Đời sống, kinh tế của người dân từng bước cải thiện. Nhiều hộ gia đình người Tày, người Dao, Sán dìu, Sán chỉ khó khăn trước đây giờ đã no đủ. Có nhiều hộ trở thành ""hộ kinh tế giỏi"" mỗi năm thu lãi từ chăn nuôi 35-40 triệu đồng. 

Bộ CHQS tỉnh còn kết hợp với các đơn vị, địa phương; nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho bà con để người dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài. Sau gần hai năm thực hiện phong trào thi đua ""chung sức xây dựng nông thôn mới"", các đơn vị đứng chân trên địa bàn và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh đã đóng góp hơn 30.058 ngày công để làm 4.888m đường bê tông, 41.000m kênh mương thủy lợi nội đồng; 7,1km đường điện. Các đơn vị cũng đã khai hoang phục hóa, cải tạo đất hơn 1.100ha; trồng 45ha rừng; xây mới và sửa chữa 106 nhà đồng đội, nhà tình nghĩa... Riêng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh đã tham gia 16.645 ngày công làm 5.245m đường bê tông, 8.924m đường cấp phối; nạo vét 5.480m kênh mương nội đồng… tạo điều kiện để giúp cho các địa phương phát triển kinh tế; giúp cho bà con các dân tộc; nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo bám biên, giữ bản, giữ đất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bài và ảnh: MINH HẢI THẮNG
Nguồn qdnd.vn
 Tags: biên giới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,488
  • Tổng lượt truy cập85,151,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây