Học tập đạo đức HCM

10 cấm kỵ khi ăn dưa hấu

Thứ bảy - 19/05/2012 11:06
Những người thích ăn dưa hấu không những thưởng thức vị ngon giúp giải khát và làm mát mà còn cần lưu ý đến những điều cấm kỵ không thể bỏ qua.

1. Không nên ăn quá nhiều
Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Nếu không nó sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

2. Dễ chuyển đổi thành chất béo
Mặc dù dưa hấu là một trái cây tốt cho da nhưng do có hàm lượng đường rất cao, dễ chuyển đổi thành chất béo nên với những bạn gái đang có ý định giảm cân cần cân nhắc khi lựa chọn trái cây này.

3. Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị lạnh
Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không thực phẩm tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…

Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, bất luận trong mùa đông giá rét hay trong mùa hè oi bức, giai đoạn đầu của cảm cúm đều là giai đoạn biểu hiện nên mức độ bệnh vẫn chưa quá nghiêm trọng, có thể lợi dụng điều đó để điều trị kịp thời ngay từ lúc bệnh mới phát sinh. Bởi nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó có thể điều trị triệt để thậm chí để lại những di chứng xấu.

4. Dưa hấu đã bổ ra không nên để quá lâu
Mùa hè nhiệt độ cao, thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến bệnh tiêu hóa.

5. Những người suy thận không nên ăn
Thận yếu làm giảm chức năng bài tiết nước cũng như “thanh lọc” các chất có hại cho cơ thể, do đó thường xuất hiện những hiện tượng phù chân. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên, do đó không những tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, khuyến cáo những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe.

6. Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh này ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.

7. Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu
Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao. Người bình thường cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Những người mắc bệnh tiểu đường lại hoàn toàn ngược lại, khi ăn nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn không những làm cho lượng đường trong máu tăng cao, mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể (đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường nặng) gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Những người mắc bệnh tiểu đường yêu cầu hằng ngày phải có chế độ ăn uống hợp lý, khống chế nghiêm ngặt lượng cacbonhydrat vào cơ thể. Do đó, trong 1 ngày nếu đã ăn nhiều dưa hấu cần giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat như cơm, các loại mỳ… tương ứng để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.

8. Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

9. Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
Dưa hấu là loại hoa quả chứa nhiều nước, nếu ăn ngay trước và sau bữa ăn, những thành phần trong phần lớn lượng nước trong dưa hấu sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ). Do đó, những người muốn giảm cân có thể ăn lượng dưa hấu vừa phải ngay trước bữa ăn để hạn chế lượng thức ăn vào cơ thể.
 
10. Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh
Trong tiết trời ngày hè oi bức, ăn dưa hấu lạnh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong nhu cầu giải khát, đẩy lùi cơn nóng bức. Tuy nhiên, điều đó lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến dạ dày của bạn, nên đảm bảo nhiệt độ giữ dưa hấu còn tươi ngon là tốt nhất, không cần quá lạnh. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là nên để dưa hấu nguyên quả vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10 độ C. Ở nhiệt độ này vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa. Mỗi lần ăn không nên vượt quá 500 gram, ăn từ từ là tốt nhất.

Ngoài ra đối với những người sâu răng, người có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt cần đặc biệt chú ý, không nên ăn dưa lạnh là tốt nhất, bởi khi gặp lạnh đột ngột, răng sâu sẽ vô cùng đau nhức, hệ tiêu hóa hoạt động lại không hiệu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe./.

Theo SKĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,115
  • Tổng lượt truy cập85,143,151
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây