Học tập đạo đức HCM

12 loại hóa chất gây ung thư chúng ta vẫn đang vô tư tiếp xúc hằng ngày

Thứ tư - 28/06/2017 22:04
Cứ 3,5 phút trôi qua lại có thêm một người Việt Nam mắc căn bệnh ung thư và 205 người tử vong vì căn bệnh này mỗi ngày. Thật không may, thủ phạm gây ung thư có thể có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta: từ hộp nhựa, sơn tường, keo xịt tóc, sơn móng tay, xà phòng, dầu gội, trong nước uống, trong thực phẩm… Đáng sợ hơn, theo nghiên cứu của tổ chức Môi trường làm việc, trẻ em ngày nay khi sinh ra đã có sẵn hơn 200 hóa chất trong cơ thể.

1. Bisphenol A (BPA)

Chất này từng được dùng để làm bao nhựa bọc thức ăn và nước uống, gây rối loạn nội tiết và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. BPA làm nhiễu loạn sản xuất hoocmon trong cơ thể. Bạn nên tránh nó bằng cách chọn thực phẩm tươi, đựng trong hộp thủy tinh, hộp nhựa tái chế có nhãn No. 1, No. 2, No. 4, No. 5 ở dưới đáy, tránh những loại ghi No. 3, No. 7, hoặc PC (polycarbonate). Hộp mềm xốp thường không chứa BPA.

2. Atrizine

Đây là chất diệt cỏ thường dùng trong trồng cây thương mại, nó thấm vào nguồn nước ngầm. Atrizine cũng gây rối loạn hormon và tăng nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, các vấn đề về sinh sản. Bạn có thể tránh nó bằng cách mua thực phẩm hữu cơ sạch, sử dụng bộ lọc nước có khả năng loại bỏ Atrizine.

3. Thuốc trừ sâu Organophosphate

Loại thuốc này nhằm vào tấn công hệ thống thần kinh của côn trùng, thường được dùng ở táo, lê, đào, đậu xanh. Đây là một trong số các loại thuốc trừ sâu độc hại nhất, có thể gây tổn hại trí nhớ, phát triển thần kinh ở trẻ em, và gây vấn đề thần kinh, tâm lý ở thanh thiếu niên, còn có thể gây bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

4. Dibutyl phthalate (DBP)

Hóa chất này gây rối loạn nội tiết, đã được loại bỏ trong sơn móng tay từ năm 2006, nhưng vẫn còn được dùng trong nhựa mềm, dẻo. Nam giới bị nhiễm DBP tăng cao đáng kể khả năng bị ung thư tinh hoàn. Có thể giảm thiểu rủi to bằng cách hạn chế dùng nhữa PVC và tránh đựng đồ ăn trong túi nhựa mềm, cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân có nhãn “phthalate” trong thành phần.

5. Chì

Chì có mặt ở khắp mọi nơi, trong sơn tường, đồ gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, son môi, thuốc nhuộm tóc, đồ chơi kém chất lượng…

Chì có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể. Nhiễm độc chì trong một thời gian dài gây vô sinh, tổn thương thần kinh, tim mạch, suy thận, gây giòn xương. Đặc biệt khi chì tích tụ vào cơ thể sẽ liên kết với các yếu tố nội mô gây rối loạn và tăng cao khả năng bị ung thư của người bệnh.

6. Thủy ngân

Thủy ngân là một trong những chất độc hại nhất với con người. Nó là một chất độc thần kinh mạnh và được gây rất nhiều vấn đề hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Một trong các nguồn thủy ngân lớn nhất là bạc kim loại hàn răng, có 50% là thủy ngân. Thủy ngân cũng có trong hơn một nửa sirô ngô, một vài loại hải sản.

7. PFCs Per hoặc polyfluorochemicals

PFCs được dùng trong các các sản phẩm chống nước như áo mưa, chảo không dính, thảm và đồ nội thất. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang và ung thư thận. Bạn nên hạn chế các sản phẩm chống dính, chống nước và vết bẩn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có ghi “PTFE” hoặc “fluoro” trong thành phần.

8. Phthalates

Chất này thường được dùng trong các sản phẩm nhựa mềm, hương liệu nhân tạo. Nó gây giảm testosterone và chất lượng tinh trùng ở nam giới, và dậy thì sớm ở các bé gái cũng như các bất thường sinh sản ở bé trai. Nó cũng có thể gây ung thư vú tiền mãn kinh.

Phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp ô tô và đóng hộp – cả hai đều sử dụng phthalates trong sản xuất – tăng gấp năm lần nguy cơ ung thư vú. Trẻ em gái tiếp xúc với chất này còn có thể phát triển ngực sớm. Vì chất này thường không được ghi trong thành phần, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tẩy rửa ít mùi, tránh dùng đồ nhựa trong lò vi sóng, và tìm các sản phẩm có ghi “phthalate free.”

9. Diethylhexyl Phthalate (DEHP)

Dạng phổ biến này của phthalate cũng gây rối loạn nội tiết. Nó được dùng nhiều trong sản phẩm gia dụng, chăm sóc cá nhân, thiết bị y khoa. DEHP có thể gây thay đổi mức độ hoocmon tuyến giáp ở nam giới trưởng thành, thiết bị y khoa có chứa DEHP có thể gây kháng thuốc ung thư.

10. PBDEs

Đây là chất chống cháy được dùng trong các sản phẩm bình xịt cứu hỏa trước 2005. Nó còn được dùng trong thảm đệm, đồ nội thất bọc, gối, và thiết bị điện tử. Nó gây rối loạn sinh sản, nhiễu loạn hoocmon, tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ nhiễm PBDE cao giảm khả năng mang thai đến 50%. 3 dạng PBDE được dùng trong thương mại đã bị cấm hoàn toàn từ năm 2013. Để tránh, bạn nên mua sản phẩm sản xuất sau 2014, nếu sản phẩm trong nhà chứa chất này, nên dùng máy lọc HEPA.

11. Triclosan

Chất này được dùng trong sản phẩm nước rửa tay để ngăn vi khuẩn phát triển. Nhưng nó gây ra tình trạng kháng kháng sinh, tăng tế bào ung thư vú, có thể tiêu diệt tế bào não. Bạn nên tránh xà bông diệt khuẩn và các sản phẩm diệt khuẩn.

12. Nonylphenol

Chất này được dùng trong sản phẩm giặt giũ, rửa chén, sơn, sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhựa. Nghiên cứu cho thấy nó kích thích sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng gây di căn, ảnh hưởng đến phát triển bệnh ung thư vú. Bạn nên tránh bằng cách mua sản phẩm không chứa phenols.

Cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế càng nhiều càng tốt những sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, bằng cách xem kĩ thành phần, kí hiệu trên bao bì, chỉ mua những sản phẩm chất lượng, được chứng minh là an toàn. Ngoài ra, tích cực thải độc để loại bỏ các độc tố do hóa chất tích tụ trong cơ thể là việc làm cần thiết để ngăn ngừa ung thư trong bối cảnh hiện nay.

Theo PV

Sức Khỏe & Đời Sống

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại843,038
  • Tổng lượt truy cập93,220,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây