Học tập đạo đức HCM

BƯỞI PHÚC TRẠCH HÀ TĨNH

Chủ nhật - 11/03/2012 11:28
Nhắc đến bưởi, người miền Nam đã rất quen thuộc với bưởi Tân Triều (Đồng Nai), Năm Roi (Vĩnh Long)…còn miền Bắc có bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) là đặc sản nổi tiếng. Đến với quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, ta lại có thêm thứ đặc sản của “hồn đất – tình người”, đó là bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc Citrus Maxima (Burn.) Meer, tép màu hồng, nhiều nước nhưng rất giòn, dễ tách ra khỏi múi và không ướt như bưởi Đoan Hùng. Cứ 100 gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39 calo, dịch quả chiếm 84-86%, độ khô 11,4012,5%, độ axit từ 0,5-0,7%, độ đường từ 7,7-8,3%, vitamin C 44-62mg.

Nổi tiếng từ lâu đời với vị ngọt thanh, pha chút vị the mà không chua, không đắng, quả hình cầu tròn, vỏ màu xanh vàng, trọng lượng từ 1-1,5kg/quả, số múi từ 14-16 múi/quả, bưởi Phúc Trạch chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị khi được trồng ở bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bưởi Phúc Trạch chỉ có mùa vào khoảng tháng 7,8 và 9 âm lịch, lâu nay sản lượng thường không đủ để cung cấp cho nhu cầu của các tỉnh phía Bắc. Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. Chuyện kể rằng: cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon khác lạ nên bà con trong vùng đua nhau chiết cành giâm trồng. Đến nay, giống bưởi này đã thành đặc sản của vùng và được đặt luôn tên gọi là bưởi Phúc Trạch. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả và Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Tĩnh, chính loại đất sét mịn, sâu pha lẫn đất phù sa được bồi đắp hàng năm, cộng với vùng tiểu khí hậu mát mẻ, không hề bị ảnh hưởng bởi gió Lào (do được bao bọc bởi hai dãy núi Khai Trướng – còn có tên khác là núi Giăng Màn và Thiên Nhẫn ở phía đông và phía tây) là điều kiện lý tưởng để 4 xã nói trên trồng giống bưởi ngon không đâu có được. Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá ổn định: 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi già trên 20 năm vẫn “giữ phong độ” năng suất quả cao, thậm chí có cây trên 60 năm tuổi vẫn bói 50-150 quả. Cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Nếu tính thời gian sống và “trình độ” cho quả lâu năm thì bưởi Phúc Trạch bỏ xa các loại cây ăn quả có múi khác như chanh, cam, quýt… Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Ở Hương Khê, một số gia đình chỉ cần vùi bưởi vào cát ẩm hoặc bôi vôi vào cuống rồi để ở nơi thoáng mát là có thể giữ được 3 – 5 tháng. Vỏ quả có thể hơi khô héo đi, nhưng chất lượng múi bên trong không hề suy giảm. Không chỉ là vẻ đẹp của một vùng quê, bưởi Phúc Trạch còn mang lại giá trị kinh tế cao bởi nó là nguồn thu chủ yếu cho các gia đình làm vườn ở đây.

Nguồn: http://tuoitrehatinh.com

 Tags: bưởi phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay34,020
  • Tháng hiện tại160,582
  • Tổng lượt truy cập85,067,618
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây