Lời khuyên được Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Hà - Phó giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra tại cuộc tọa đàm “Phòng ngừa, phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm” ngày 18/10.
Dự phòng đúng cách
Cách dự phòng tốt nhất là tránh tác nhân gây ung thư như thuốc lá, thực phẩm bẩn; vệ sinh môi trường sống; tiêm phòng viêm gan B... Ngoài ra, cần tích cực điều trị các bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính, nhằm ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Tại tọa đàm, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cũng cho biết, 80% nguyên nhân gây ung thư đến từ môi trường sống, còn lại do yếu tố bên trong (di truyền và nội tiết). Mỗi năm có 200.000 ca mắc mới, trên 94.000 người tử vong vì ung thư.
Riêng hút thuốc lá (chủ động và bị động) gây nên 30% các bệnh ung thư. 90% người ung thư phổi do hút thuốc lá. Nước uống, thực phẩm bẩn; dinh dưỡng không hợp lý; khẩu phần ăn nhiều chất béo, ít rau xanh và hoa quả cũng có thể gây ung thư đường tiêu hóa, đại tràng, dạ dày… Sống và làm việc trong môi trường độc hại, không khí ô nhiễm, bệnh nhiễm trùng (virus viêm gan B gây viêm, xơ, ung thư gan), cũng là các yếu tố nguy cơ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K phát biểu tại buổi tọa đàm.
Sàng lọc phát hiện sớm
Ung thư có thể phòng ngừa, chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chuyên gia khuyên người dân nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Người trên 40 tuổi hoặc gia đình có tiền sử ung thư, nên tầm soát 6 tháng một lần. Nếu cơ thể có dấu hiệu hình thành khối u, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Điều trị tích cực ngay khi phát hiện bệnh
Người bệnh có thể chữa khỏi ung thư hoặc kéo dài thời gian sống nếu điều trị tích cực ngay khi phát hiện bệnh. Chuyên gia khuyên, bệnh nhân nên giữ tâm lý vững vàng, tuân thủ liệu trình của bác sĩ, thay đổi lối sống, tập luyện thể thao và ăn uống khoa học. Ngoài ra, có thể dùng sản phẩm chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp (STF), để dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Ông Bùi Ngọc Chương - Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của quốc hội và Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đánh giá cao nghiên cứu STF.
STF được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, thuộc chương trình phát triển trọng điểm công nghiệp hóa dược đến năm 2020, chiết xuất từ rong nâu trong nước. Tài nguyên rong nâu vùng biển Khánh Hòa từ lâu đã được Nga và Nhật Bản khám phá, coi đây là vùng nguyên liệu tiềm năng để sản xuất Fucoidan hoạt tính cao, hiệu quả hơn Fucoidan thông thường. Hoạt chất này dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư theo 3 cơ chế:
Bảo vệ tế bào lành: STF nâng cao khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, sản xuất interleukin kháng viêm, kháng u, giúp bảo vệ các tế bào lành khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, ngăn chặn đột biến, hình thành tế bào ung thư.
Diệt tế bào ung thư: STF hoạt hóa chu trình chết tự nhiên (tự diệt) của tế bào ung thư, khiến khối u dần co nhỏ và tiêu biến.
Ức chế khối u: STF ức chế sự hình thành mạch máu mới, cắt bỏ nguồn cung cấp dinh dưỡng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn việc nhân lên không kiểm soát của các tế bào mô mới trong khối u, ngăn chặn sự xâm lấn, di căn.
Nhờ vậy, STF làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, ngăn ngừa tái phát và di căn. Bệnh nhân bớt mệt mỏi, ăn ngon miệng hơn, giảm triệu chứng bất thường tại đường tiêu hóa, tóc mọc nhanh hơn… Ngoài dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, STF còn có nhiều hoạt tính sinh học quý như tăng đề kháng; tăng chức năng gan; hạn chế lão hóa; điều hòa huyết áp, đường huyết, mỡ máu; chống viêm loét dạ dày tá tràng; chống đông cục máu, phòng đột quỵ và tai biến.
Khi được tinh chế bởi công nghệ mới bằng chất lỏng ion, hoạt chất STF có độ tinh khiết cao, có thể sử dụng liên tục, lâu dài, không tương tác với thức ăn và thuốc dùng kèm. Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người già, người suy chức năng gan thận có thể sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Theo An San/Vnexpress.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã