Học tập đạo đức HCM

Cảnh báo về một số loài thủy sản gây độc cho người

Thứ hai - 05/05/2014 23:19
Vùng biển Việt Nam có 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển.

Bên cạnh đó, còn có 2 loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có chứa chất độc gây chết người. 

Theo nghiên cứu và công bố mới đây của Viện Hải dương học Nha Trang, đa số những loài sinh vật độc hại trên đều có ở vùng biển nước ta, từ vịnh Bắc Bộ  đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Phần lớn những loài này sống cả  ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá nóc mỏ chim 

Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người qua đường tiêu hoá (do ăn các món ăn chế biến từ cá và hải sản) hoặc qua phản ứng tự vệ của con vật khi vô tình chạm vào chúng, bị chúng cắn, chích hoặc phóng nọc độc.

Trong  41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc gồm: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó  cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nhìn không đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc rất lớn: Cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao  xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất độc: Cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60–70 người.

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn, như loài cá bống vân mây. Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9-10 người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần lớn các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và  hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng. Hầu hết đó là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp.

Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xanh, so biển, cá bống vân mây,… là tetrodotoxin, khi tác động trên thần kinh trung ương sẽ làm tê liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

Các biểu hiện khi bị ngộ độc tetrodotoxin ở dạng nhẹ: Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê  môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân, đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng: Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả  hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ  và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Hiền Minh 
Theo chinhphu.vn
 Tags: loài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,973
  • Tổng lượt truy cập92,013,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây