Học tập đạo đức HCM

Cây mần tưới chữa rong huyết

Thứ ba - 21/10/2014 22:26
Mần tưới giàu dược tính nên được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch. Chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.

Cây mần tưới còn có tên là cây hương thảo, lan thảo, trạch lan, tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz., họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.

Mần tưới giàu dược tính nên được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch. Chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.

Bộ phận dùng, chế biến của mần tưới là thân, lá mần tưới hoặc toàn cây, dùng tươi hay phơi khô trong mát để dùng dần. Ngoài ra còn được dùng để trừ bọ gà, mạt gà, bọ chét, rệp, mọt, chấy, rận.

Liều dùng mần tưới: Mỗi lần dùng 10 – 20g khô hoặc 50 – 150g tươi, dạng thuốc sắc. Lá mần tưới tươi giã nát với ít muối đắp chỗ sưng đau. Dùng lá tươi rải vào ổ chó, ổ gà và giường để diệt bọ, mạt, rệp.

Dưới đây là cách trị bệnh tiêu biểu từ cây mần tưới

* Chữa rong huyết: Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại dùng từ 15 – 20g, thái nhỏ sao vàng sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày. Dùng trong 5 ngày.

* Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 20 viên. Dùng trong 10 – 15 ngày liền.

* Đắp chỗ sưng tấy, mụn nhọt chưa có mủ, chấn thương bầm dập: Mần tưới lá tươi 1 nắm (40g) giã nát với muối đắp chỗ đau ngày 1 – 2 lần.

* Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.

* Xua muỗi, dĩn, vắt… khi đi rừng: Giã nát lá mần tưới, bọc vải, xoa xát chân tay vùng da hở, tẩm nước mần tưới vào xà cạp… có tác dụng chống muỗi, vắt trong 3 giờ.

* Trừ côn trùng: Mần tưới diệt được chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn, kiến và hạn chế hoạt động của ruồi, muỗi...

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm237
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,204,081
  • Tổng lượt truy cập88,559,151
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây