Học tập đạo đức HCM

Công dụng của gạo lứt

Thứ hai - 08/04/2013 02:43
Mọi người đồn thổi ăn gạo lứt có thể chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết dưới góc nhìn y học, gạo lứt có những công dụng gì?

Trần Văn Thụ, Gia Viễn, Ninh Bình

Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.

Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.

Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng...

* Có thể chỉ ăn toàn gạo lứt, muối vừng lâu dài được không?

Ngô Minh Nam, Tân An, Long An

Ai cũng biết, gạo lứt, muối mè có rất nhiều ưu điểm khi ăn và có tác dụng nhất định đối với một số bệnh (đặc biệt là những bệnh có căn nguyên từ việc ăn uống quá dư thừa, ăn uống xô bồ).

Mặt khác ai cũng biết rằng gạo lứt và muối mè chỉ thỏa mãn một số nhất định các nhu cầu về dinh dưỡng cũng như chỉ có tác dụng với một số bệnh tật, chứ không phải gạo lứt, muối mè có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về dinh dưỡng, và gạo lứt, muối mè càng không thể chữa được bách bệnh. Chính vì thế mà trong khuyến cáo của mình, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên nên ăn đủ về lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng với khoảng 15 loại thực phẩm mỗi ngày.

Nói cách khác, ăn uống đa dạng và luôn luôn thay đổi là cách ăn đúng đắn và khoa học hơn cả. Chúng ta không phản bác việc ăn gạo lứt, muối mè, nhưng chúng ta phản bác việc quá khích, độc tôn chỉ ăn gạo lứt, muối mè mà không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác.

Trong vài trường hợp đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày (thậm chí với cả người đang khỏe mạnh, bình thường), nếu chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày, có thể gây nguy hại hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng hơn vì thiếu những chất dinh dưỡng mà trong gạo lứt, muối mè không có.

Thực ra phương pháp Oshawa là một kiểu tiết thực đặc biệt, có tác dụng giải độc (nhờ các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt, muối mè) và làm quân bình âm dương trong cơ thể, góp phần chữa các bệnh do mất cân bằng âm dương hay ăn uống quá nhiều, ăn uống xô bồ dẫn tới tình trạng tích độc trong cơ thể.

Đối với các bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất quân bình âm dương, không tích độc trong cơ thể, phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp. Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, cần phải thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn này.

* Vì sao có cây rỗng ruột mà vẫn sống?

Lê Văn Nam, Tuy Hòa, Phú Yên

Do là chất dinh dưỡng mà cây cần chủ yếu dựa vào 2 tuyến vận chuyển: Một tuyến là phần chất gỗ từ dưới hướng lên phía trên, đưa nước và những chất vô cơ từ bộ rễ hút lên đưa tới các lá cây; một tuyến là hướng từ trên xuống dưới, đem những chất dinh dưỡng (chất hữu cơ) do lá chế tạo ra (nhờ tác dụng quang hợp) chuyển xuống bộ rễ.

Cả hai tuyến dẫn đó đều ở bên ven thân cây, cành cây, mà chỗ rỗng ruột ở thân cây chỉ là một phần ở giữa thân gỗ. Khi hai tuyến dẫn ở ven, bờ của thân cây không bị đứt đoạn toàn bộ thì cây vẫn sống và lớn lên, không chết ...

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay54,947
  • Tháng hiện tại885,674
  • Tổng lượt truy cập92,059,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây