Học tập đạo đức HCM

Cuộc hôn nhân kỳ diệu của cặp vợ chồng mắc bệnh Down

Thứ năm - 16/02/2012 20:02
Có ai biết rằng, chỉ cách đây chục năm thôi, anh vừa bị Down, vừa câm, vừa điếc, cả ngày chỉ “ngơ ngơ” không thể làm bất cứ việc gì. Còn chị dăm bảy năm trước cũng vừa bị Down, vừa bị câm, không thể cầm nổi cái chổi quét nhà. Ấy vậy mà giờ đây họ đã nên vợ, nên chồng, đã là một gia đình tuy “không đầy đủ” nhưng vẫn yêu thương, hạnh phúc như bất cứ ai…
Vượt lên số phận

Anh là Hạnh, năm nay đã 31 tuổi, con trai của một người đồng đội cũ đã nhiễm chất độc màu da cam. Sau khi anh Hạnh ra đời, đau đớn khi phát hiện con vừa bị Down, vừa câm, vừa điếc, bố mẹ anh ngày đêm khóc lóc, sống trong vật vã và đau khổ. Khi anh Hạnh được mười mấy tuổi, biết mẹ Hương là đồng đội cũ có mái ấm Thiện Giao, luôn mở rộng vòng tay để đón nhận những đứa con tật nguyền, bố mẹ anh Hạnh đã gửi anh đến cho mẹ Hương nuôi dưỡng và chăm sóc. Đó cũng là cơ duyên để anh gặp, quen và nảy sinh tình cảm với chị Thêm.
Chuyện tình hy hữu của Việt Nam

Còn chị Thêm năm nay vừa tròn 22 tuổi. Từ cô bé 15 tuổi tóc tai rối bù, toàn thân cóc cáy bẩn thỉu, chị Thêm được đưa về gia đình Thiện Giao nuôi sáu năm trước. Cũng giống anh Hạnh, chị Thêm bị Down từ nhỏ và cũng bị câm. Ngày mẹ Hương mới đón nhận chị Thêm, chị còn không biết tự đánh răng, thay quần áo. Thế mà sau 6 năm, chị đã biết tự làm mọi thứ, thậm chí còn biết giúp đỡ mẹ Hương và đã lấy cả… chồng.

“Ngày Hạnh mới về cũng giống như bao đứa trẻ bị Down khác, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, không biết làm bất cứ việc gì. Từ đút cơm, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo đến đại tiểu tiện hàng ngày. Nuôi dưỡng và chăm sóc Hạnh khổ cực lắm. Cả chục năm trời, tôi phải hướng dẫn, chỉ bảo Hạnh mới biết tự đánh răng. Còn Thêm cũng chẳng khác gì. Những đứa con bị Down, với người khác là "con bỏ đi", nhưng tôi vẫn phải cố uốn nắn chúng, dù không giúp được ai, không thành người có ích nhưng ít ra cũng không trở thành gánh nặng của mọi người…”

Tình yêu và Hạnh phúc
Tình yêu đã làm được những điều kỳ diệu

Những người cùng cảnh ngộ thường tìm được tiếng nói chung và sự đồng cảm với nhau. Có thể với nhiều người, những người bị bệnh Down sẽ không có suy nghĩ bình thường và thứ được gọi là “tình cảm” dường như là một điều quá “xa xỉ”. Nhưng với mẹ Hương và những người từng đến thăm, được chứng kiến tình cảm giữa chị Thêm và anh Hạnh thì sẽ nghĩ khác. Cuộc hôn nhân của anh chị không phải là cuộc chắp vá, gán ghép mà nó xuất phát từ tình yêu “không lời” và sự cảm thông sâu sắc…

Mẹ Hương bảo, khi chị Thêm mới về gia đình Thiện Giao, mấy ngày đầu vẫn tỏ vẻ sợ hãi, lảng tránh tất cả mọi người. Người duy nhất có thể đến gần chị là anh Hạnh, đến mức mẹ Hương cũng không hiểu và lý giải nổi tại sao. Chỉ biết mỗi anh Hạnh là có thể đút cơm và chơi được với chị. Dần dà, nhờ anh Hạnh mà chị Thêm bắt đầu mở lòng hơn, ca hát, nhảy múa, thậm chí “nhõng nhẽo” với mẹ Hương cả ngày. Đòi mẹ Hương thay quần áo, bắt mẹ Hương dạy đánh răng và học cả việc nhà. Đến khi cả chị Thêm và anh Hạnh đều biết tự làm vệ sinh cá nhân thì cũng là lúc mẹ Hương “tá hoả” khi bắt gặp nửa đêm anh Hạnh mò sang giường chị Thêm, ôm chị ngủ.

“Dù chúng nó đều có bệnh nhưng vẫn là con trai, con gái. Tôi vẫn phải chia làm hai phòng, con trai ngủ một nơi, con gái ngủ một nơi. Nếu mọi người nghĩ rằng những người bị Down không hiểu lý lẽ, không biết yêu thì không đúng, người Down cũng biết yêu, cũng biết thương và cũng biết giận hờn. Bắt gặp thằng Hạnh chui sang giường cái Thêm ngủ tôi “sốc” lắm. Rồi từ sốc chuyển thành giận dữ, tôi la mắng cả hai đứa và chỉ dạy biết bao điều. Chúng nó đều không nói được nhưng tôi biết chúng nó hiểu. Chính vì hiểu nên thằng Hạnh giận tôi, cứ nhìn thấy tôi là lảng đi, còn cái Thêm thì cả ngày ủ rũ, không chịu làm gì…”

Nuôi dưỡng, chăm sóc, gần gũi và thương yêu các con nên mẹ Hương hiểu những biểu hiện của anh Hạnh và chị Thêm. Từ hôm đó, đêm nào mẹ Hương cũng đi kiểm tra nhưng không lần nào mẹ bắt gặp anh Hạnh “lẻn” sang phòng chị Thêm lần nào nữa. Mẹ Hương cảm thấy yên tâm dần, song thấy biểu hiện u buồn khác thường của hai con, mẹ Hương nghĩ lại mọi chuyện và chợt nhận ra, hai anh chị đã thương yêu nhau tự lúc nào.

Mẹ Hương gọi cả anh Hạnh và chị Thêm lại hỏi: “Hạnh đã yêu Thêm rồi phải không?” Anh Hạnh gật đầu. “Thêm có yêu Hạnh không?” Chị Thêm gật đầu. Mẹ lại hỏi: “Thế bây giờ cho hai đứa lấy nhau có tự chăm sóc nhau được không?” Cả hai cùng gật đầu, và… đám cưới đã được tổ chức.

Trước ngày đám cưới diễn ra, mẹ Hương phải tất bật đi làm mọi thủ tục. Đưa chị Thêm về nhà hỏi ý gia đình, rồi lại đưa anh Hạnh về nhà hỏi ý bố mẹ. Được sự đồng ý của cả hai bên, mẹ Hương mới đưa anh chị về nhà làm đám cưới. Nhưng cũng không dừng lại ở đó, tuy bị bệnh Down nhưng sinh lý của anh chị vẫn bình thường, vẫn có thể sinh con. Để tránh gánh nặng cho xã hội, mẹ Hương phải đưa chị Thêm đi triệt sản, rồi mới dám cho đôi trẻ về chung sống với nhau.
Để tránh gánh nặng cho xã hội, mẹ Hương phải đưa chị Thêm đi triệt sản, rồi mới dám cho đôi trẻ về chung sống với nhau.

Tháng 4 năm 2011, gia đình Thiện Giao tưng bừng tổ chức hôn lễ cho anh Hạnh, chị Thêm trước sự chứng kiến của biết bao sinh viên tình nguyện thành phố Hải Phòng và những nhà hảo tâm đến dự. Cũng đi chụp ảnh cưới, cũng mặc váy cô dâu, chú rể, cũng có đón dâu và ăn uống linh đình. Mọi thứ đều diễn ra đúng nghi lễ và trình tự của một đám cưới thông thường. Điều đáng mừng hơn cả là anh Hạnh và chị Thêm đều ý thức được những gì đang diễn ra, hiểu và làm theo mọi thứ mà mẹ Hương chỉ bảo.

Dù khó khăn chồng chất, nhưng mẹ Hương và các anh chị trong gia đình Thiện Giao vẫn dành riêng một gian phòng được quét sơn mới, trang trí đẹp đẽ để đón mừng hôn lễ của đôi vợ chồng. Không nói được thành lời, nhưng qua ánh mắt trìu mến, cử chỉ thân thiết của anh Hạnh, chị Thêm đủ thấy cuộc hôn nhân của anh chị là hệ quả của một tình yêu và sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn vốn từ khi sinh ra đã không được nguyên vẹn như tất cả mọi người.

Từ ngày cưới nhau, anh Hạnh dường như chăm chỉ hơn, biết giúp mẹ Hương trồng nấm, làm việc vặt quanh nhà. Còn chị Thêm cũng biết chăm lo quét dọn, sàng mùn giúp mẹ. Đặc biệt, phòng của anh chị lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Ánh mắt anh chị nhìn nhau lúc nào cũng dịu dàng, nồng ấm. Dường như đó là món quà đặc biệt mà ông trời đã ban tặng cho hai con người đã chịu sự thiệt thòi từ khi mới sinh ra.

“Phải chứng kiến thì mới thấy, Hạnh và Thêm của bây giờ đã khác nhiều lắm. Khác xa cái ngày mới về mái ấm Thiện Giao này. Nhìn hai đứa mà mẹ cũng phải giật mình, cũng thấy có niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Có lẽ tình yêu đã giúp Hạnh và Thêm càng ngày càng giống những con người bình thường hơn. Tình yêu đã giúp Hạnh và Thêm vượt lên số phận để tìm được hạnh phúc của chính mình.

Tình yêu đã làm được những điều gấp ngàn vạn lần những thứ mà mẹ đã giúp các con…”

  • Bách Hợp
 Tags: vừa bị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập734
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,759
  • Tổng lượt truy cập93,120,423
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây