Học tập đạo đức HCM

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm nguy hiểm

Thứ hai - 17/02/2014 07:01

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm nguy hiểm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

Nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm, nhập lậu qua biên giới- Ảnh minh họa

Mục tiêu Kế hoạch đặt ra là phải giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người.

4 tình huống hành động

Với phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe", trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành thú y với các ngành khác như y tế, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên 4 tình huống.

Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.

Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.

Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.

Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

Về giải pháp thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ biện pháp ưu tiên số một hiện nay là nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả việc biếu, cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến, nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập vào trong nước.

Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới. Không cho buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ gia cầm tại các khu vực đường biên và các khu kinh tế mở, nhằm tránh hiện tượng hợp thức hóa gia cầm, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát. 

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực ngành thú y như: Tổ chức tập huấn cho thú y các địa phương về kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu giám sát vi rút cúm A/H7N9; năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; liên hệ với các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế về bệnh cúm của WHO, FAO, Úc, Hoa Kỳ và Trung Quốc để cập nhật các quy trình kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm vi rút cúm A/H7N9 và các vi rút cúm khác (A/H5N1, A/H10N8, A/H5N2, A/H6N1).

Huy động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế về chuyên gia cũng như trang thiết bị, kinh phí dự phòng và chống dịch tương ứng với các tình huống, tập trung vào các hoạt động như giám sát vi rút cúm A/H7N9, lập kế hoạch ứng phó cụ thể cho từng tình huống dịch, triển khai diễn tập ứng phó dịch, đánh giá nguy cơ... cũng như truyền thông nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong phòng chống dịch.

Đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm.

Theo đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ gia cầm, triển khai các biện pháp tại chợ gia cầm, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.

Trước mắt các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao, nếu có nhu cầu cần bổ sung, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
 

Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 16/2, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành: Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên và Lào Cai.

Tại tỉnh mới nhất có dịch là Lào Cai, từ ngày 10 - 15/2, các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 15 hộ chăn nuôi, ở 5 thôn thuộc 3 xã của huyện Bảo Thắng, làm gần 7.000 con gia cầm mắc bệnh. UBND tỉnh Lào Cai đã công bố dịch cúm gia cầm và triển khai các biện pháp chống dịch.

Ngoài ra, một số địa phương khác xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi), nhưng đã được xử lý, không để lây lan.

Trước tình hình trên, Cục Thú y đã thành lập 15 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Mới đây, Cục Thú y cũng đã quyết định thành lập 8 Đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9.

 

Thanh Trúc
Theo chinhphu.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay30,676
  • Tháng hiện tại805,954
  • Tổng lượt truy cập91,979,683
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây