Việc tiêu thụ thuốc kháng sinh đã tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2010 (Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], 2014a). Cụ thể, các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sử dụng kháng sinh cao nhất, khoảng 76% so với toàn cầu. Trong khoảng từ năm 2010 đến 2030, tiêu thụ kháng sinh dự kiến sẽ tăng 67% trên toàn thế giới. Cụ thể, lượng kháng sinh cho vật nuôi có thể sẽ tăng lên 2/3 trong vòng 15 năm tới nếu không có sự can thiệp (Van Boeckel và cộng sự, năm 2015).
Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh đang bị thách thức bởi sự lạm dụng thuốc kháng sinh, gây hiện tượng kháng kháng sinh.
Kháng kháng sinh của vi sinh vật là một quá trình tự nhiên theo tiến trình ứng phó với áp lực chọn lọc (Wright, 2010). Kết quả là các kháng sinh, hóa dược không thể chống lại các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) dẫn đến nhiễm trùng lâu dài. Các vi khuẩn có được sức kháng thuốc bằng cách kết hợp các gen kháng thuốc vào bộ gen hoặc plasmid của vi khuẩn thông qua liên hợp, chuyển đổi, hoặc chuyển nạp (Tenover, 2006), các gen hoặc plasmid kháng thuốc có thể tự nhân lên trong vi khuẩn và có khả năng truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng.
Khả năng kháng kháng sinh trong vi khuẩn không phải là mới, đã có ở các bài viết trong các tạp chí cách đây 50 năm. Hầu hết các nguyên tắc quan trọng liên quan đến bản chất, phổ biến và kiểm soát kháng kháng sinh đã được biết: vai trò của việc sử dụng kháng sinh không phù hợp trong việc điều trị bệnh, khả năng của các vi sinh vật kháng thuốc lan truyền trong bệnh viện và hạn chế tác dụng kháng sinh trong kiểm soát bệnh.
Hiện nay, đã phát hiện hơn 890 loại enzyme kháng kháng sinh, nhiều hơn các kháng sinh đã được sản xuất.
Một báo cáo gần đây từ một cuộc khảo sát của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho thấy 51% trong số 152 quốc gia tham gia đã cấm hoàn toàn việc quảng bá dùng kháng sinh trong chăn nuôi với mục đích tăng trưởng, 19% đã cam kết cấm một phần (Rushton, 2015). Mặc dù pháp luật, hệ thống giám sát việc cấm sử dụng kháng sinh phi điều trị đang gia tăng (Diaz, 2013), nhưng loại bỏ hoàn toàn là khó khăn nếu không có các giải pháp thay thế.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã soạn thảo một kế hoạch hành động thực hiện trên toàn cầu, đánh giá tình hình hiện tại, thiết lập khuôn khổ pháp lý và giám sát các chương trình ở cấp khu vực và quốc gia để đảm bảo sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, điều này cũng có nghĩa là quyết liệt giảm sử dụng kháng sinh. Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ phải phát triển các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn quốc, các cơ quan quản lý theo dõi việc sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và trong chăn nuôi.
Sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng cần phải được chấm dứt. Các chương trình quản lý chất lượng trong các trang trại cần được thực thi để ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách cải thiện vệ sinh, làm sạch nguồn cung cấp nước... Ngoài ra, tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường năng lực để quản lý, giám sát, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, hóa dược.
Chính sách Quốc gia | Quỹ toàn cầu | Hợp tác Quốc gia, Vùng và Quốc tế | Đẩy nhanh sự phát triển các loại kháng sinh mới |
Kế hoạch hành động | CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC CHIẾN CHỐNG KHÁNG KHÁNG SINH | Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn | |
Chiến dịch truyền thông đại chúng, tăng cường nhận thức | Cấm bán thuốc kháng sinh không kiểm soát | ||
Quản lý, theo dõi và giám sát | Hợp tác công tư | Chương trình quản lý và sử dụng thận trọng | Cấm sử dụng kháng sinh phi điều trị |
Tóm lại, để hạn chế kháng kháng sinh là trách nhiệm cộng đồng, phải có hành động phối hợp ở tất cả các cấp để đảm bảo lợi ích bền vững của thuốc chống vi sinh vật gây bệnh và ngăn chặn mọi mối đe dọa đối với tương lai của nhân loại.
Theo Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;