Học tập đạo đức HCM

Những chứng bệnh kì cục của dân văn phòng

Thứ hai - 17/09/2012 04:07
(VTC News) – Bạn luôn có cảm giác điện thoại reo, chưa khóa xe hay quên vé máy bay… Những cảm giác đó khiến bạn phải lao lực vì nó.
Trên đường ra sân bay, luôn có cảm giác bị quên vé, rồi lục tìm mãi trong túi mình; đỗ xe xong quay về văn phòng, luôn có cảm giác chưa khóa cửa xe, rồi phải chạy lại gara để kiểm tra; khi lên lớp, luôn có cảm giác điện thoại di động kêu, cứ liên tục lấy máy ra xem...    
 
Gần đây, một vài cơ sở tư vấn tâm lí và phòng khám tâm lí ở các bệnh viện ở Thượng Hải  thấy trong số những người bệnh đến khám, người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc có hành vi mang tính chất ép buộc.
 
Những chứng bệnh kì cục của dân văn phòng
 
Dân văn phòng chiếm 20%-25%, học sinh đại học chiếm tới 60%! Một bộ phận giáo viên cũng gia nhập “đội ngũ” này! 
 
Có những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế độ vừa và độ nặng cảm thấy bệnh của mình rất khó nói và hết sức đau khổ!      
 
“Tôi cảm thấy gần đây mình rất bận, nhưng lại không biết là mình đang bận cái gì! Hiệu suất làm việc rất thấp!” Một bệnh nhân có tên Trần Yến 34 tuổi đã nói một cách đầy lo lắng với bác sĩ tâm lí Nghiêm Chính Vĩ như vậy. 
 
Cô bảo lúc nào cũng lo bảng biểu báo cáo trợ lí làm không ổn, tuy đã khoán cho anh ta làm, nhưng cuối cùng vẫn phải kiểm tra lại một lượt. Kiểm tra xong rồi vẫn không yên tâm, lại kiểm tra, đối chiếu tiếp mấy lần nữa. 
 
Trần Yến không “vần vò” bảng biểu báo cáo là cảm thấy bức bối, rất khó chịu. Nhiều khi đồng nghiệp ra về từ đời nào rồi mà cô vẫn còn làm việc. 
 
Điều khiến cô lo lắng hơn cả là, rõ ràng tự biết thói quen này là không tốt, thế mà lại không thể kiềm chế được hành vi của mình.   
 
“Cứ đi làm về đến nhà, việc đầu tiên là tôi phải rửa tay. Mỗi lần rửa xong rồi lại muốn rửa nữa, rửa xong nhất định phải lấy bông cồn lau khử trùng một lượt. Cứ lo là chưa rửa sạch vi trùng ở tay. 
 
Nhất là những khi vừa bắt tay ai hoặc sờ vào tiền, đi toalet xong. Về mùa đông rửa trắng bợt cả tay mà vẫn không kiềm chế nổi. Một bệnh nhân khác kể vậy khi tìm đến bác sĩ Nghiêm Chính Vĩ nhờ giúp đỡ. 
 
Cũng giống như bệnh nhân này, phần lớn những người bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều phải âm thầm chịu đựng, cảm thấy xấu hổ không muốn tìm sự giúp đỡ, luôn cảm thấy mình bị mắc thứ “bệnh lạ” có một không hai trên thế giới.    
 
Theo lời bác sĩ tâm lí Nghiêm Chính Vĩ, đây rất có thể là những triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế điển hình. Qua chuyện trò, vị bác sĩ này còn phát hiện thấy nhiều bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác.
 
Hàng ngày đi làm cất xe xong xuôi rồi, về đến văn phòng vẫn lo cửa xe chưa khóa, nhiều khi một ngày phải tới gara kiểm tra đến dăm lượt; khóa đi khóa lại ngăn kéo, cứ sợ là ngăn kéo chưa khóa chắc; đi ra khỏi nhà cứ lo là cửa chưa khóa, lại chạy về xem sao... 
 
Rất nhiều người, nhất là những người ở cấp quản lí, làm việc cầu toàn, nhiều khi có biểu hiện thái quá, nên xuất hiện những hành vi mang tính chất ép buộc, nhưng phần lớn là tự kiềm chế được.     
 
Bác sĩ tâm lí Nghiêm Chính Vĩ cho biết, mấy năm gần đây nhóm người bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến xin tư vấn ngày càng tăng, đặc biệt hay gặp ở những thành phố có áp lực cạnh tranh lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu.... Tỉ lệ nam nữ là 6:4.  
 
Bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ ở những người thông thường, mà cả một số người nổi tiếng cũng có hành vi mang tính chất ép buộc. 
 
Ngôi sao David Beckham của nước Anh cách đây không lâu đã thừa nhận mình bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, anh đòi hỏi tất cả mọi thứ đều phải hoàn hảo hoặc phải đâu ra đấy. Cứ rỗi rãi một tí là anh ta lại sắp xếp đồ uống, quần áo và tạp chí... ở trong nhà cho đến khi nào mình cảm thấy ưng ý mới thôi. 
 
Theo thống kê, trên thế giới có hơn 30 triệu người bị "chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo", không ít người trong số đó cũng thành đạt như David Beckham.  
 
Nhiều người đặt câu hỏi: Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh lạ hay là bệnh thời đại?
 
Do trong các nhóm người có hành vi mang tính chất ép buộc, số giám đốc và sinh viên đại học tương đối nhiều, nên không ít chuyên gia đã mô tả đây là bệnh thời đại. 
 
Có những chuyên gia cho rằng, các thiết bị thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông hiện đại như tivi, máy tính, điện thoại di động, internet... đã mang lại cho mọi người nhiều tiện ích, nhưng cũng đem đến những nỗi phiền toái mới, họ rất dễ xuất hiện những triệu chứng lo lắng, hoảng hốt, thậm chí chóng mặt, tức ngực...
 
Đặc biệt, những người phải sống một thời gian dài ở nơi “đầu sóng ngọn gió” của thông tin như phóng viên, nhân viên quảng cáo... đặc biệt dễ mắc “chứng trầm cảm thông tin", “hội chứng internet”, “chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế điện thoại di động”.
Thuần Trung
VTC.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại392,256
  • Tổng lượt truy cập90,455,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây