Tuy lượng cholesterol trong tôm, cua, trai và cá mòi tương đối cao nhưng vì lượng axit béo bão hòa lại rất thấp nên khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu không bằng pho mát, thịt đỏ và thức ăn nhanh.
Cua biển
Các chuyên gia nói, chứa hàm lượng Omega 3 cao nhất là cua biển. Axit béo này có đặc tính chống viêm nên tốt cho những người có bệnh viêm khớp, nó cũng làm giảm huyết áp. Cùng với hàm lượng protein cao, loại giáp xác 10 chân này còn hội tụ các nguyên tố vi lượng như selenium, crom, canxi, đồng và kẽm, trong đó selenium là một chất chống oxy hóa mạnh. Cua có lượng calo thấp (chỉ có 128 calo trong 100g) và chất béo bão hòa tốt cho tim. Chỉ có điều thỉnh thoảng mới nên ăn nếu bị
cholesterol cao.
Mực
Là nguồn cung cấp protein, Omega-3, đồng, kẽm, vitamin B và i-ốt. Lưu ý thực phẩm chứa đồng ích lợi ở chỗ nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, hấp thụ và chuyển hóa sắt cùng sự hình thành tế bào hồng cầu. Hàm lượng B2 cao có thể giảm chứng đau nửa đầu, còn phốt pho hỗ trợ đắc lực canxi hình thành xương và răng. Mực ống chỉ cung cấp khoảng 70 calo trong 100g nhưng nếu thêm bột vào rán, chúng ta đã tiêu thụ gấp 3 lần lượng calo ấy cùng với transfats - đây là điều không có lợi cho sức khỏe khi làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư.
Hàu. |
Trai
Món hải sản này có hàm lượng protein, Omega-3 cao và ít cholesterol. Theo các chuyên gia, trai còn chứa một lượng lớn axit amin tyrosine, giúp cải thiện tâm trạng và điều chỉnh mức độ căng thẳng, do đó cũng có thể gọi đó là một thứ “thuốc kích dục”. Bên cạnh đó, nó có nhiều kẽm hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác, trong đó hỗ trợ chức năng sinh sản và tình dục - đặc biệt là ở nam giới. Trai cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và B12 tạo ra năng lượng dồi dào, chưa kể nhiều canxi rất tốt cho xương. Tuy vậy, bất kỳ loại hải sản nào khi ăn cũng nên cẩn thận về xuất xứ để phòng ngừa khả năng nuôi ở nơi ô nhiễm hoặc đánh bắt ở vùng biển có mức độ thủy ngân cao. Ăn phải con trai hỏng có thể bị ngộ độc thực phẩm và nếu từng bị dị ứng, hãy tránh món ăn này.
Tôm tươi chứa lượng vitamin B12 ở mức độ “đỉnh cao”. B12 cần thiết cho việc phân chia tế bào và vitamin này chỉ có thể thu được từ chế độ ăn uống, cụ thể là có sẵn từ nguồn động vật như thịt hoặc cá. Vi chất selenium trong tôm biển có các đặc tính bảo vệ và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch và tuyến giáp. Ăn tôm không sợ tiêu thụ nhiều năng lượng vì 100g tôm cung cấp 76 calo. Tuy vậy, lưu ý ăn tôm đông lạnh thường có hàm lượng muối cao (trong quá trình ướp), và nếu có cholesterol cao, không nên ăn thường xuyên.
Đây là nguồn protein đặc biệt tốt. Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm. Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc. Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
Theo Yến Chi
An ninh Thủ đô
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;