Học tập đạo đức HCM

Những ‘thiên đường chết’ lạ lùng ở Việt Nam

Chủ nhật - 05/08/2012 05:52
Có nghĩa trang cũng là nơi an nghỉ dành cho người quá cố nhưng lại vô cùng lãng mạn và thơ mộng; có những nghĩa trang lại không dành an táng người chết mà để cho những con vật thiêng hay thú cưng....

Nghĩa trang cá Ông thiêng liêng

Nắm ở làng biển Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam bên chân sóng Biển Đông, nghĩa trang cá voi được cho là lớn nhất cả nước.

Nghĩa trang cá Ông toạ lạc trên vùng cát trắng, giữa rừng dương Tam Hải. Không ai biết ngôi mộ cá ‘ông’ đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào, chỉ biết qua những câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác, tục lệ này đã có từ cả mấy trăm năm trước. Người dân vùng viển này sống nhờ biển và việc họ thờ cá “ÔNG’ thể hiện sự mang ơn của họ loài cá to lớn của đại dương mang một sức mạnh huyền bí lạ kỳ này.

Tính đến này, có 529 ngôi mộ được lập để chôn cất những ‘ông’ cá heo lụy dạt vào bờ biển Tam Hải từ mấy trăm năm qua. Trong tâm thức của ngư dân miền biển Quảng Nam, cá Ông chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ, nâng đỡ họ trước sóng gió đại dương.
 

Đưa xương ông Voi đi cải táng tại nghĩa trang. Ảnh: Dân Việt.

 

Tại nghĩa trang này, người ta có thể dễ dàng thấy được những nấm mồ đất với bia mộ, quan tài bằng tre. Tang lễ cá Ông thường rất lớn, có văn tế, có quan gia hàng huyện trở xuống áo dài khăn đóng đến lạy. Người đầu tiên phát hiện ra Ông lụy được đóng khăn sô chịu tang và thường có nhiều may mắn.

Mỗi một “ông” cá voi  nằm xuống nơi này, một năm được một lần cúng giỗ một lần chu đáo. Ngoài ra, mỗi năm, người dân nơi đây còn tổ chức đại lễ tế cá Ông vào đúng dịp xuân về để tế thần Nam Hải, cầu ngư, ra quân đánh bắt xa bờ.

Nghĩa trang không bia mộ độc đáo

Thông thường, những bia mộ trong nghĩa trang của người Việt được cực kỳ chăm chút, xây dựng hoành tráng như những tòa lâu đài với bia mộ rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) lại có một nghĩa trang kỳ lạ không theo thói thông thường đó.

 

Nghĩa trang đặc biệt này có tên là Nhà Lớn. Tại đây, tất các các bia mộ đều không ghi họ tên, quê quán của người quá cố. Phải chăng chính vì sự đặc biệt này mà nơi đây từng được công nhận là di tích quốc gia?

Theo giải thích của một trong số những thành viên điều hành Nhà Lớn, sở dĩ nghĩa trang này không có bia mộ là bởi, toàn bộ người dân trong xã đều theo đạo Trần. Theo đạo này, khi chết không phân biệt đẳng cấp nên lúc trở về cát bụi họ đều bình đẳng như nhau. Và cũng theo triết lý của người sáng lập, “sống thì đồng quang, chết thì đồng quách”.

Chính vì thế, thân nhân của những ngôi mà, sau khi người thân qua đời, muốn vào nhang khói thì phải ghi nhớ trong đầu vị trí ngôi mộ, hoặc có dấu hiệu riêng để nhận ra.

Nghĩa trang “mộ thơ” ở Tây Ninh lãng mạn nhất VN
 

Nghĩa địa thơ ở Tây Ninh. Ảnh: Đầu tư tài chính.

 

Nghĩa trang “mộ thơ” này nằm giữa huyện Dương Minh Châu, miền biên viễn Tây Nam Tổ quốc, dưới chân núi Bà Đen - đệ nhất thiên sơn Đông Nam bộ. Giữa khung cảnh hùng tráng đó, một nghĩa trang với những ngôi mộ toàn thơ khiến người ta không thể không cảm thế quá ư trữ tình.

Theo một người thợ chuyên xây mộ tại đây, thì 10 năm trước, có một ông già giỏi thi ca sống ở vùng này. Ông có một người vợ và hết lòng yêu thương bà. Đến khi người vợ chết bà được chon cất ở nghĩa địa này. Do quá thương nhớ bà, chiều nào ông cũng cũng ra mộ bà khóc và đọc thơ cho vợ nghe. Rồi ông lấy sơn viết lên mộ những vần thơ nặng nghĩa tình phu thê. Nhiều người học theo từ đó.

Trong hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang này, người ta dễ dàng tìm đọc được những vần thơ chan chứa ân tình và ý nghĩa nghĩa như: “Những tưởng kết thân đến bạc đầu/Nào ngờ thương hải hóa cồn dâu/ Ân cần chăm sóc khi đau yếu/Công quả dắt dìu vẫn có nhau” hay “Tứ thập cửu niên nặng bến đời/Lơ nhìn thuyền đạo vượt xa khơi...”; “Trời chiều lặng ngắm mấy vầng trăng/Quặn thắt lòng đau lệ ứa đầy...”.

Cũng theo người thợ chuyên xây mộ ở nơi này, không phải thân nhân của những ngôi mộ ở đây ai cũng viết làm thơ, vì thế, những người thợ ở đây không chỉ cần giỏi tay nghề mà phải am hiểu hoặc tự bỏ công ra sưu tầm làm giàu vốn kiến thức thơ ca cho mình để phục vụ công việc. Nếu vừa giỏi nghề, vừa “giỏi” thơ, mỗi người thợ ngoài tiền công ra còn có thể có thêm thu nhập từ việc khắc thơ và sống khỏe với nghề.

Nghĩa trang chó mèo giàu tính nhân văn

Một góc nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội. Ảnh: Bưu điện VN.

Khu nghĩa trang dành riêng cho chó mèo này nằm trong khuôn viên resort rộng hơn 2000 m2 của ông Nguyễn Bảo Sinh, tại số 30/167 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội. Chủ nhân của nghĩa trang này một thời bị gán cho bệnh khùng vì đã bỏ ra đến 4 tỷ đồng xây một khách sạn chó mèo, rồi lại mua hẳn một đài hỏa thiêu để hỏa táng cho cho mèo khi nó qua đời. 

Tuy nhiên, ông không hẳn là người lập dị, bởi không ít người nhất là các bạn trẻ tâm đắc rằng con vật cũng như con người, cũng có sự sống và cái chết, cũng có linh hồn và thể xác, cũng có kiếp trước và kiếp sau. Vì thế, con người có nghĩa trang để đời sau tưởng niệm sao chó mèo không có?. Bằng chứng cho việc làm hết sức "bình thường" của ông là hằng  ngày có rất nhiều bạn trẻ đến tham quan khu nghĩa trang chó, mèo và gửi gắm những sinh con thú cưng không may mắn của mình ở đó.

 

Theo ông Sinh, nghĩa trang được thành lập và xây dựng từ năm 1975, nhưng phải đến năm 2009 khu vương quốc dành riêng cho chó mèo mới đi vào ổn định, rồi chuyển thành khu resort chó mèo. Tại khu nghĩa trang hiện nay có khoảng 1000 con chó mèo đang an nghỉ.

Những ngôi mộ chó, mèo được chăm sóc rất chu đáo. Chúng có khu mộ, bia đá riêng, được ghi năm sinh ngày mất và đều được các chủ nhân cũng như nhân viên tại resort thắp hương thường xuyên.

Thời điểm mới khánh thành nghĩa trang, nhiều người đến xin ông được chôn cất thú yêu của mình ở đó thì ông Sinh không lấy tiền. Tuy nhiên, đến nay, để có tiền tu bổ và duy trì hoạt động của nghĩa trang đặc biệt này, ông thu phí với mức 3 triệu động một lần an táng. Hiện tại ông đang gấp rút hoàn thành một đài hóa thân để hỏa táng chó mèo, sẽ được đặt trang trọng giữa lòng hồ và hội tụ đủ sự hài hòa của “tứ đại” là nước, lửa, gió và không khí. Ông Sinh ước tính kinh phí để quy hoạch lại nghĩa trang và xây đài hóa thân sẽ không dưới 1 tỉ đồng.

Còn nữa...

Theo Baodatviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại848,639
  • Tổng lượt truy cập93,226,303
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây