Học tập đạo đức HCM

Những thực phẩm trái vụ nguy cơ có hại cho sức khỏe

Chủ nhật - 02/04/2017 10:14
Ngày nay, hoa quả, rau củ hầu như là có quanh năm. Chúng ta có thể sử dụng chúng để chế biến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không phải thực phẩm, rau quả nào sử dụng trái mùa cũng tốt.

Rau quả trái vụ

Cho cây ra hoa trái vụ, nông dân phải sử dụng rất nhiều thuốc kích thích, tăng trưởng, kể cả thuốc bảo vệ thực vật. Trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý các loại thuốc vừa nêu còn nhiều bất cập, nên  việc sử dụng các loại rau, quả trái vụ phải hết sức thận trọng. 

Thời tiết biến đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Cộng vào đó, nông dân muốn sản xuất trái vụ để rau quả bán được giá cao. Vì vậy, phải sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, kể cả thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng vượt mức khuyến cáo.

Việc này, về lâu dài đã làm chết hệ sinh vật có lợi trong đất, sâu rầy kháng thuốc, trở nên mạnh hơn. Nông dân khi phun xịt thuốc phải sử dụng một liều lượng rất cao, thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch không đảm bảo an toàn, từ đó gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là đối với các loại rau quả trái vụ…

Ăn rau, quả trái vụ, người tiêu dùng nên thận trọng bởi để có được sản phẩm đẹp, bắt mắt người mua, nhà nông phải phun xịt rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

1. Khoai Lang

Khoai lang là thần dược nhưng nếu ăn vào mùa hè thì thực phẩm này lại không tốt vì trái vụ.

Khoai lang là thần dược nhưng nếu ăn vào mùa hè thì thực phẩm này lại không tốt vì trái vụ.

Khoai lang được thu hoạch vào mùa thu, và bạn có thể mua được khoai lang cho đến mùa xuân, nhưng chúng sẽ biến mất trên các quầy bán hàng thực phẩm trong mùa hè. Đó là vì khoai lang thời hạn sử dụng khá ngắn so với các loại rau củ khác như cà rốt hay khoai tây. Nếu bạn mua được khoai lang trong những tháng mùa hè, thì đó là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

2. Cam, quýt

Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy trái cam tại các quầy hàng bán trái cây, nhưng hầu hết trái cây họ cam quýt cần thời tiết lạnh để trưởng thành và cho hương vị ngon ngọt mà bạn mong đợi. Do đó vào mùa hè thường đều là trái vụ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn ăn, nhất là mua hàng Trung Quốc.

3. Trái lựu

Nếu bạn muốn ăn lựu tươi trồng ở Mỹ, bạn sẽ được thưởng thức nó cho đến mùa đông. Tại các thời điểm khác trong năm, lựu được nhập khẩu từ Chile, chúng có thể được phun thuốc trừ sâu để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh qua các biên giới quốc tế. Do đó nếu bạn ăn trái lựu vào mùa hè cũng không tốt cho sức khỏe.

4. Măng tây

Măng tây được thu hoạch đúng vào mùa xuân nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy măng tây trên các kệ hàng vào đầu mùa hè, nhưng nó sẽ mềm và kém hương vị.

5. Đậu Hà Lan

Loại đậu này chỉ ngon nhất vào đầu mùa xuân, vào các thời điểm khác trong năm, đậu Hà Lan tươi ít tinh bột và hương vị kém hơn. Nếu bạn là fan cuồng của thực phẩm này, hãy thu hoạch đậu vào đầu mùa đông và phơi khô để bảo quản cho những mùa sau.

6. Đậu que Mỹ

Đậu que Mỹ chỉ tốt nhất vào mùa hè, trước hoặc sau thời điểm này loại đỗ này thường ít chất xơ hơn.

7. Nấm

Nấm moscela tốt nhất vào mùa xuân, nấm cực tốt nhất vào mùa đông và mùa hè. Bạn không nên bảo quản nấm quá một tuần, màu sắc của nấm sẽ bị biến đổi, thậm chí còn bị vi khuẩn tấn công.

8. Rau diếp

Rau riếp tốt nhất vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết vẫn còn đang lạnh. Thời điểm này rau riếp có hàm lượng crispiness, chất xơ và đường cao là cao nhất. Vào những mùa khác, hãy xem xét việc sử dụng các loại rau thay thế rau riếp như cải xoăn.

9. Quả đào

Hương vị của đào chỉ tuyệt vời nhất vào mùa hè. Đào có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… thích hợp với người bị bệnh thiếu máu.

“Khi ăn các loại rau, quả trái vụ, trước hết người tiêu dùng cần chọn mua ở những nơi có uy tín để đảm bảo chất lượng. Trước khi ăn, cần phải rửa thật sạch. Thông thường, người ta dùng nước rửa rau hoặc ngâm rau quả vào nước muối. Về lâu dài, cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của nông dân, khuyến khích người trồng áp dụng phương pháp “4 đúng” trong quá trình canh tác để sản phẩm được an toàn hơn. Bên cạnh đó, cần kiểm soát thật chặt các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm…”

 Theo An Nhiên / Reatimes

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,027
  • Tổng lượt truy cập85,151,063
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây