Học tập đạo đức HCM

Phát sinh dịch bệnh khi giao mùa

Thứ ba - 15/01/2013 09:56
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn là cơ hội cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát, như: tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan…

 

Ghi nhận tại một số bệnh viện cho thấy, số ca khám và điều trị các bệnh liên quan đến mũi, họng, sốt có chiều hướng gia tăng ở cả người lớn và trẻ em.

 

*  Bệnh gia tăng

 

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, các phòng khám (cả công lập lẫn khu dịch vụ) lúc nào cũng chật kín. Hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1.000-1.200 ca điều trị ngoại trú, tăng khoảng 200-300 ca so với những tháng trước. Chủ yếu các ca bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh nhiễm nguy hiểm, như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, quai bị, thủy đậu; bệnh về đường hô hấp, như: viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản cấp, hen phế quản, viêm amidan...

Phần lớn trẻ mùa này hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: P. Liễu
Phần lớn trẻ mùa này hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: P. Liễu

 

Lãnh đạo Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, tình hình dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp hơn những năm trước, nhất là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Riêng trong tháng 12 và nửa đầu tháng 1-2013, số ca xuất huyết giảm đáng kể, trong khi số ca bệnh liên quan đến hô hấp tăng gấp 3 lần so với thời điểm bình thường trong năm. Còn số ca nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng cũng đã “hạ nhiệt”, dù vẫn ở mức cao (từ 60-100 ca/tháng). Đáng mừng là không còn những ca tay chân miệng và sốt xuất huyết biến chứng nặng.

 

Bệnh nhân bị tiêu chảy cũng đang tăng cao trong dịp này. Theo bác sĩ Nguyễn Đức Hòa, Phó khoa tiêu hóa của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, có 2 thời điểm xuất hiện nhiều ca mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa là thời điểm chuyển mùa mưa và giai đoạn chuyển mùa hanh khô. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính ở trẻ: nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng và ký sinh trùng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấu nướng không hợp vệ sinh hoặc ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu…

 

Nếu trẻ có triệu chứng sốt cao, đau họng, nổi bóng nước, tiêu chảy suy kiệt nên đưa trẻ đến bệnh viện, phụ huynh không được tự ý mua thuốc kháng sinh tự điều trị bệnh cho trẻ để tránh dẫn đến kháng thuốc.

 

* Quan tâm hơn đến sức khỏe 

 

Bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết: “Các loại bệnh ở trẻ gia tăng không chỉ gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện, khó khăn cho công tác điều trị và cách ly bệnh nhân mà còn ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở trẻ gia tăng do thời tiết diễn biến thất thường (ngày nắng nóng, sáng sớm và đêm lại trở lạnh) cũng là… đến hẹn lại lên. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng… cần được quan tâm hơn trong những thời điểm thời tiết phức tạp”.

 

Theo bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm (Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai), để chủ động phòng bệnh cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho con đi tiêm phòng bệnh cúm; giữ ấm cho trẻ với thân nhiệt ổn định, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của trẻ; thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng những thực phẩm tươi sống, an toàn; rửa sạch tay thường xuyên cho trẻ và cho người chăm sóc trẻ để hạn chế trẻ bị nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cùng một số bệnh nhiễm khác.

 

Thời tiết giao mùa, không chỉ trẻ em bị bệnh mà người lớn, đặc biệt là người già cũng nhập viện nhiều. Hiện tại, 2 bệnh viện đa khoa Đồng Nai và đa khoa Thống Nhất, số ca bị các bệnh liên quan đến mũi, họng, phổi, phế quản đến khám và điều trị nội trú cũng tăng khoảng 20%. Trong đó, nhiều người già bị các chứng sốt, đau họng, nghẹt mũi, viêm phổi, viêm phế quản cấp… phải dùng kháng sinh liều cao. Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, khi thời tiết phức tạp, số ca nhập viện điều trị các bệnh nhiễm tăng nhiều so với những tháng khác trong năm. Đặc biệt là số người lớn bị sốt xuất huyết tới thời điểm này không giảm nhiều, dù dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn đã “hạ nhiệt” so với thời điểm đỉnh dịch (tháng 9 và10-2012) vừa qua.

 

Phương Liễu

 Theo Báo đồng nai


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay101,581
  • Tháng hiện tại837,691
  • Tổng lượt truy cập93,215,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây