Học tập đạo đức HCM

Phép dưỡng dạ dày thường ngày

Thứ sáu - 22/06/2012 06:03
Dân gian thường nói bệnh dạ dày “3 phần trị 7 phần dưỡng”, tức là sau khi kiểm tra, khám chữa bệnh toàn diện sẽ điều dưỡng về tinh thần, như thế mới đạt được hiệu quả chữa trị. Vậy chúng ta nên dưỡng dạ dày như thế nào?
Điều chỉnh làm việc, nghỉ ngơi
 
Bắt đầu từ việc làm việc, nghỉ ngơi ít nhất một ngày 3 lần theo 1 thời gian biểu cố định và tuân thủ chặt chẽ. Giấc ngủ rất quan trọng, không nên thức khuya dậy muộn vì như vậy sẽ thường kết hợp giữa bữa sáng và bữa trưa, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể.
 
Không ăn trước khi ngủ
 
Thông thường, người có chức năng tiêu hóa dạ dày không tốt sẽ có biểu hiện ăn 1 chút đã no, ăn thêm nữa sẽ thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những thực phẩm gây ra tình trạng này thường là các thức ăn cứng, nhiều chất xơ.
 
Các chuyên gia khuyến nghị nên chia nhiều lần, ăn lượng nhỏ. Bữa tối có thể ăn thêm nhưng chỉ nên ăn đồ mềm, loãng….
 
Trước khi đi ngủ 2 tiếng tốt nhất không nên ăn thêm cái gì, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu đi ngủ thấy đói bụng thì có thể uống thêm nước.
 
Ăn nhiều hoa quả
 
Đu đủ thích hợp với dạ dày, có thể xem làm thực phẩm dưỡng dạ dày nhưng người bị bệnh dạ dày thì lại không nên ăn nhiều.
 
Các loại hoa quả, rau xanh đều tốt cho dạ dày nhưng tốt nhất nên luộc mềm rồi ăn và không nên ăn nhiều rau quả có nhiều chất xơ 1 lúc.
 
Sau bữa ăn vận động không phù hợp
 
Người bị bệnh dạ dày không thích hợp vận động sau bữa ăn, tốt nhất là nghỉ ngơi một lúc chờ cho thức ăn trong dạ dày đa phần tiêu hóa hết rồi mới bắt đầu công việc hoặc đi bộ chậm.
 
Không uống thuốc nếu bệnh chưa nặng
 
Không ở trong tình trạng cấp tính, không nên uống thuốc, bởi vì uống thuốc trong thời gian dài đều gây tác dụng phụ. Còn bệnh dạ dày là một loại bệnh mãn tính, không thể chữa trị khỏi trong quãng thời gian ngắn, Nếu cần thiết, nên đi khám Đông y, thuốc tốt của Đông y đặc biệt hữu hiệu đối với dưỡng dạ dày.
 
Ít ăn đồ lạnh
 
Nhất định chúng ta cần phải nhớ, dạ dày thích nóng ghét lạnh, vì vậy, các món ăn hàn lạnh đều không nên ăn nhiều.
 
Kỵ đồ uống có tính kích thích
 
Người bị bệnh dạ dày nên bỏ thuốc lá, rượu, cà phê, trà đặc và các đồ uống mang tính kích thích.
 
Không dùng sữa đậu nành thay thế sữa bò
 
Sữa đậu nành mặc dù tốt, nhưng là đồ uống tính hàn, không thể thay thế  sữa bò.
 
Bệnh dạ dày là một loại bệnh mãn tính, không thể trị khỏi trong quãng thời gian ngắn. Phương pháp chữa trị bệnh dạ dày là dựa vào “dưỡng”, vội vàng không giả  quyết được vấn đề, chỉ có thể  thay đổi trong thói quen sinh hoạtn để đạt được mục đích dưỡng trị bệnh.
Theo dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,327
  • Tổng lượt truy cập92,007,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây