Học tập đạo đức HCM

Tác hại của mì tôm có thể bạn chưa biết

Thứ ba - 08/08/2017 23:33
Mì tôm chứa quá nhiều muối và các thành phần hóa học khiến những người ăn quá nhiều sẽ gặp nguy cơ bệnh tật...
 

Gây béo phì: Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì.

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một trong nhiều yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch: Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hại thận, gây sỏi thận: Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Chứa quá nhiều natri: FDA khuyến cáo, mỗi người tiêu thụ không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Thế nhưng, trong mỗi gói mì ăn liền có hơn một nửa số muối đó. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương...

Vấn đề tiêu hóa: Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa mì tôm và sự tiêu hóa. Kết quả cho thấy, người ăn mì sau hơn 2 giờ nhưng các sợi mì vẫn chưa được phá vỡ mà vẫn ở trong đường tiêu hóa. Điều này cho thấy hệ thống tiêu hóa sẽ phải làm việc rất nỗ lực để phá vỡ những sợi mì này.

Hội chứng chuyển hóa: Trong năm 2014, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu chế độ ăn của 10.711 người trưởng thành trong độ tuổi từ 19 và 64. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn mì tôm hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các điều kiện bất thường sức khỏe bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ bụng dư thừa và mức độ cholesterol bất thường. Nguyên nhân được cho là trong mì có một hóa chất là bisphenol.

Mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

 

Ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, tăng lão hóa: Trong mỳ tôm có chứa nhiều chất mỡ, vì thế, nó làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

 

Chứa nhiều thành phần hóa học: Mì ăn liền chứa nhiều propylene glycol, phụ gia chống oxy hóa, xi-rô ngô và dầu... Các chuyên gia nói rằng, lượng đường trong xi-rô ngô, chất béo bão hòa trong dầu... có thể gây buồn nôn, đau đầu, đỏ bừng, đổ mồ hôi và nhịp tim tăng.

Theo VOV.VN

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,235
  • Tổng lượt truy cập90,255,628
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây