Học tập đạo đức HCM

Thiếu trí tuệ, con người nhìn nhận méo mó về lễ hội

Thứ sáu - 01/03/2013 02:43
Để có cái nhìn chân thực hơn về bản chất lễ hội, lý giải những hành xử thiếu văn hóa tại lễ hội, chùa chiền Việt, VietNamNet đã ghi lại ý kiến của nhà nghiên cứu cứu văn hóa Trần Lâm Biền.

 


Lễ hội không phải để vui chơi hay cầu xin, cúng bái

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, lễ hội ngày nay đã bị biến tướng, mất đi nhiều giá trị tốt đẹp vốn có.

“Con người đang nhìn nhận sai lầm về lễ hội, dẫn đến những ứng xử sai lầm” – ông khẳng định.

Theo phân tích của ông, lễ hội gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Cái lễ mà rất nhiều người đang hiểu, thực sự không phải là lễ mà là cúng bái. Thực tế lễ hội không phải hướng đến cúng bái. Cúng bái chỉ là thuộc tính của một lĩnh vực thuộc lễ chứ không phải chiếm toàn bộ của lễ. Vì lễ hội đã bị người ta hiểu lầm giữa “lễ” là cúng bái” và “hội” là vui chơi nên dẫn đến hành xử sai lầm.

Không có một nghĩa nào của chữ “hội” là vui chơi cả. Chữ hội chỉ mang một nghĩa “là tập hợp một cộng đồng nhất định nào đó”. Lễ hội là tập hợp một cộng đồng để thực hiện những điều về lễ. Vậy thì “lễ” là vấn đề chính trong “lễ hội” chứ không phải là cái “hội”.

“Suy cho cùng, lễ hội là giáo dục con người đi đến đích là yêu thiên nhiên đồng nội, yêu cộng đồng và đỉnh cao là tinh thần yêu. Lễ hội kéo con người ra khỏi tính cá nhân để trở về với cộng đồng, cho nên mới có câu “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc nhà…. “Thánh” ở đây là văn hóa, là tinh thần chung chứ không phải là một ông thần vu vơ ban lộc theo cách nhìn hèn hạ bây giờ” – ông chia sẻ.

 


Chứng kiến việc người dân lên chùa, đi lễ hội để cầu cúng, ông khẳng định tất cả đều do họ không hiểu được bản chất của lễ hội, không tìm hiểu về những thứ mà mình đang tin, đang hướng đến.

Ông giải thích: “Rõ ràng, lễ hội không phải là dịp để con người cúng bái, cầu xin. Chính vì không hiểu được bản chất lễ hội nên người ta còn coi hội là trò chơi. Ít ai chịu tìm để hiểu được, thực ra những trò diễn trong lễ hội đều gắn với thiên nhiên vũ trụ bảo vệ con người. Sự thiếu hiểu biết khiến nhiều lễ hội biến tướng, méo mó như hội trọi trâu, trọi gà đều nhuốm màu trần tục.

Cái lễ, ít nhất trong lễ hội, nổi bật lên 4 ứng xử cơ bản: Một là ứng xử với thần linh, theo nhận thức rõ ràng của người Việt: Thần linh là một thứ công cụ tinh thần cao cả, vì con người mà tồn tại, là điển hình của Chân – Thiện – Mỹ. Hai là ứng xử với cộng đồng. Ba là ứng xử với tông tộc họ hàng và thứ Tư, là ứng xử với chính mình.

Qua lễ hội, con người tự nguyện thoát thân phận cố hữu của mình là tính cá nhân, đi làm việc làng, tìm lấy chỗ đứng của mình trong cộng đồng, tìm vinh quang ở làng xã. Không có vinh quang ấy, ko có hoạt động ấy thì cuộc sống của con người trở nên tẻ lạnh vô cùng. Con người sẽ cô đơn giữa rừng người, trở thành bơ vơ trong một tế bào lớn là cộng đồng làng xã. Ngoài ra còn có những mối quan hệ khác như là quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ và nhiều lĩnh vực văn hóa khác nữa…”

Đừng “đem rác rưởi của trần gian ùa vào cõi thiêng liêng”

Cho rằng, bằng những hành xử thiếu hiểu biết của mình, một bộ phận người dân đang “đem rác rưởi của trần gian vào cõi thiêng liêng”, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền khẳng định: “Nếu không dùng trí tuệ để hiểu thì con người chỉ nhìn thấy trong lễ hội những trò chơi và gắn với mê tín dị đoan, mọi ước vọng đều gắn với cá nhân, tầm thường. Những giá trị tinh thần trong lễ hội bị méo mó dẫn đến nhiều sai trái, tai họa”.

Sai trái, tai họa này chủ yếu đến từ những bộ óc thực dụng, hèn kém vật chất hóa lễ hội, làm mất đi tinh thần cao đẹp vốn có của lễ hội.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhấn mạnh, những bộ óc thực dụng kiểu này thường phổ biến ở những thành phần có tiền, “phất” lên nhờ khủng hoảng tất yếu trên con đường phát triển của xã hội. Chính những kẻ có tiền, với niềm tin mê muội, hèn kém và không có trí tuệ làm bệ đỡ đã đua nhau bôi nhọ thần linh bởi sự mù quáng của họ.

“Người ta lấy cúng bài để cầu xin làm trọng, dẫn đến nảy sinh, phát triển ý thức “trần sao âm vậy”, “tốt lễ dễ thưa”, cúng đồ mặn, thắp hương vô tội vạ, gài cả tiền vào tay, nhét cả tiền vào mồm Phật, bẻ tay bụt, cướp đồ lễ làm của riêng cầu những điều xấu xa, ẩn thiện của riêng mình.

Suy cho cùng, đó chính là việc đem rác rưởi của trần gian ùa vào cõi thiêng liêng. Thần linh nào chịu được hàng trăm bài khấn của hàng trăm gia đình đều giống nhau? Thần linh nào chịu được cả bó hương đốt sặc sụa, nghi ngút?”
Theo VNN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại848,343
  • Tổng lượt truy cập93,226,007
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây