Học tập đạo đức HCM

Ghi nhận từ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Đức Thọ

Thứ hai - 16/01/2012 09:39
Đức Thọ là vùng quê có truyền thống anh hùng, truyền thống nhân văn, hiếu học, trải qua các thời kỳ lịch sử truyền thống đó đã và đang được gìn giữ, phát huy trở thành sức mạnh trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng đảng bộ và nhân dân phát huy trí tuệ, sáng tạo cần cù trong lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt phát huy truyền thống đó, chung tay góp sức, hiến đất để thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thực hiện kế hoạch triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM của Ban chỉ đạo (BCĐ) tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua, cả hệ thống chính trị Đức Thọ đã dồn sức, tập trung chỉ đạo quyết liệt ở các xã điểm để rút kinh nghiệm, đôn đốc các xã tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn lập quy họach; lập đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhờ các Hội thi NTM mà truyền thống hát dân ca Nghệ Tĩnh trong nhân dân đang có nguy cơ thất truyền lại được khôi phục trở lại một cách mạnh mẽ.  
Nguồn ảnh Hà Tĩnh online

Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai chương trình ở huyện Đức Thọ cũng gặp không ít khó khăn do nhận thức của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM là được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị... nên đã trông chờ, ỉ lại, chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt cho việc lập đồ án quy hoạch và xây dựng các đề án. Trước thực trạng đó, BCĐ huyện Đức Thọ đã đẩy mạnh công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền. Huyện Đức Thọ đã chỉ đạo 27 xã trong huyện tổ chức Hội thi tuyên truyền xây dựng NTM bằng nhiều hình thức khác nhau đến tận người dân, trong đó hình thức sân khấu hoá đã đem lại hiệu quả hết sức thiết thực. Mỗi xã tổ chức một Hội thi mà các đội chơi tham gia là các thôn xóm tại đơn vị, với nội dung các kiến thức về xây dựng NTM như: Các tiêu chí, nội dung, giải pháp về xây dựng NTM; các cơ chế, chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân… bằng hình thức sân khấu hoá. Các địa phương đã tổ chức rất sôi nổi, thu hút động đảo nhân dân tham gia, làm sống lại những hình thức diễn xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hoá quê hương như thơ ca, hò vè… đem lại hiệu quả cao, không chỉ về mặt nhận thức, tư tưởng, mà còn khơi dậy, phát huy được tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước.
Thông qua công tác thông tin tuyên truyền đã khơi dậy được ý thức, tinh thần tự giác, tự nguyện của người dân cùng chung tay xây dựng NTM. Điển hình là phong trào người dân tự nguyện hiến đất xây dựng các công trình đã khơi dậy nguồn mạch, lan tỏa và lôi cuốn các địa phương vào cuộc. Theo thống kê của BCĐ huyện, đến nay, toàn huyên đã có 1.208 hộ hiến 123.927 m2 đất, trong đó 2.835 m2 đất ở, 37.807 m2 đất vườn, 82.718 m2 đất nông nghiệp, 8.382 m2 đất Lâm nghiệp trị giá trên 6,5 tỷ đồng, cùng nhiều công trình tường rào, cổng xây, cây cối trị giá hàng tỷ đồng, tiêu biểu như ở Đức Lạng, Tùng Ảnh, Trung Lễ, Thái Yên, Yên Hồ, Liên Minh…
         Anh Lê Thanh Bình xóm 12 xã Đức Lạng đã hiến 437 m2 đất để làm đường liên xóm cho biết: “Vì xã hội, vì mặt bằng chung biết rằng mình đau đớn riêng nhưng rồi đây mình sẽ được cái chung, cái đó là cái phong trào và đây  là nghĩa vụ của người công dân”.
Ông Tống Sỹ Quyền, thôn Hạ Tiến (Đức An) nhận giấy chứng nhận hiến đất xây dựng NTM

Ông Tống Sỹ Quyền, thôn Hạ Tiến (Đức An) cho biết: "Đảng, Nhà nước có chủ trương xây dựng NTM, gia đình tôi hiến 700 m2 đất để mở đường nhằm giúp người dân trong thôn đi lại dễ dàng".
Việc hiến đất, công trình là một nghĩa cử cao đẹp có ý nghĩa to lớn để tạo “mặt bằng sạch” xây dựng các công trình phúc lợi nhanh hơn, kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân. Nếu như trước đây việc người dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn ở Đức Thọ chỉ là một vài hộ thì nay, việc hiến đất và tháo dỡ những công trình sinh hoạt để làm đường đã trở thành phong trào rộng khắp và phát triển mạnh mẽ, bởi người dân muốn góp sức mình tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phong trào xây dựng NTM của địa phương.
Sau khi có chủ trương mở rộng đường liên thôn qua nhà mình theo tiêu chí nông thôn mới, hơn ai hết với người dân hiểu “tất đất, tất vàng” thế nhưng đã có trên 1.200 hộ tự giác hiến đất, nhà ít thì vài chục mét, còn nhà nhiều lên tới bốn, năm trăm mét vuông. Nhường đất là nhường “miếng cơm, manh áo của mình” thu hẹp vườn sản xuất, nhưng mọi người dân hiểu lợi ích về lâu, về dài của cộng đồng, xã hội. Đường rộng, cảnh quan thôn xóm càng đẹp, đi lại thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội nên tự nguyện hiến đất. Không chỉ người dân Đức Lạng, Tùng Ảnh Trung Lễ, Thái Yên, Yên Hồ, Liên Minh…
Ông Võ Công Hàm – Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Phong trào hiến đất đang được người dân trong toàn huyện tích cực hưởng ứng. Hằng ngày trên khắp các thôn, xóm tiếp tục có nhiều tuyến đường bê tông mới rộng hơn, đẹp hơn được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đây là kết quả của cách tuyên truyền sáng tạo, có chiều sâu, tính tự giác cách mạng của người dân đồng thời phát huy tinh thần tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện xây dựng NTM, địa bàn dân cư bằng hình thức về phụ trách từng địa bàn thôn, xóm cùng suy nghĩ, cùng làm với bà con. Họ là người hiểu hơn ai hết, khi con đường được xây dựng, ngõ xóm được mở rộng thì chính những người dân địa phương được hưởng lợi nhiều nhất. Phong trào đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án triển khai trên địa bàn huyện”
Vừa qua, UBND huyện đã tôn vinh 98 hộ nông dân điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng NTM ở các địa phương, dù chỉ là từ 5 đến 10, 100 hay hàng trăm m2 đất họ đã tự nguyện hiến tặng tài sản của mình góp phần vào công cuộc xây dựng NTM của huyện nhà.
Ông Võ Công Hàm - Chủ tịch UBND huyện trao giấy chứng nhận cho các hộ điiển hình hiến đất xây dựng nông thôn mới

 Hy vọng với sự chỉ đạo quyết liệt, cách làm cụ thể, đặc biệt sự đồng thuận của người nhân dân hiến tặng đất đai, công trình phụ trợ để xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân theo bộ têu chí quốc gia, Đức Thọ tiếp tục huy động mọi nghuồn lực để xây dựng Nông thôn mới đạt mục tiêu kế hoạch đề ra./.
Ngô Thắng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại792,620
  • Tổng lượt truy cập91,966,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây