Học tập đạo đức HCM

Nhiều nông dân ĐBSCL hiến đất làm đường

Thứ hai - 04/03/2013 19:09
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL diễn ra mạnh mẽ. Nhiều hương lộ xuyên qua những cánh đồng, khu vườn, đồi thẳng tắp đã thổi thêm sức sống mới trên vùng đất nặng phù sa này.
 

Hương lộ Ô Sâu nằm vắt ngang triền núi Dài nhỏ tiếp giáp giữa ấp Phú Hòa (xã An Phú) với tỉnh lộ 948 xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Con đường có chiều ngang 7m, dài 2,9km, toàn bộ đất do 40 hộ dân trong và ngoài xã tự nguyện hiến 100%.

Ông Hùng chia sẻ thêm: “Nói đến việc hiến đất làm đường thì dân ở đây ủng hộ hết mình. Còn nhớ, cách đây gần 2 năm, khi đang làm vườn thì cán bộ xã An Phú đến tận nơi để vận động hiến đất, hiến cây mở hương lộ, tôi đồng ý ngay. Thấy tôi mạnh dạn hiến trên 500mđất vườn, ông Chau Bot (người Khmer) ở xã Văn Giáo đang làm vườn bên cạnh cũng hưởng ứng ký biên bản hiến trên 700m2”.

 

Đường bê tông về tận ấp ở xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) do người dân hiến đất.

 

Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú, điều đáng mừng là bà con hiểu được chủ trương của địa phương nên nhiệt tình ủng hộ. Có thể khẳng định, nhiều năm qua, xã An Phú là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào làm đường giao thông nông thôn, trong đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân bằng việc hiến đất, hiến cây mở những con lộ trải dài. Hiện xã đã mở được hương lộ 6, hương lộ 5, hương lộ sóc Tà Ngáo, hương lộ Trạm liên hợp, hương lộ Ô Sâu… bình quân mỗi hương lộ có chiều dài trên 2,5km.

Cũng như xã An Phú, huyện Tịnh Biên (An Giang), ở xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng), qua vận động khéo, đã có nhiều người dân hiến đất, góp tiền, ngày công lao động cùng chính quyền địa phương xây dựng những con lộ mới. Từ xã Vĩnh Biên đến xã Mỹ Bình, từng nhóm học sinh đạp xe đến trường trên con đường nhựa bằng phẳng. Cái cảnh lội bùn đến trường đã không còn nữa…

Bà Nguyễn Thị Xem (ấp Vĩnh Tiền) phấn khởi cho biết: “Trước đây chưa có lộ bà con chúng tôi đi lại cực lắm, nên khi được chính quyền địa phương thông báo làm tuyến đường Vĩnh Biên - Mỹ Bình, tôi cũng như bà con nơi đây rất mừng, vì lợi ích chung, gia đình tôi tự nguyện chặt cây, hiến gần 220m2 đất để làm đường”…

Còn ông Đoàn Phước Tùng - Chủ tịch UBND xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: Điều đáng mừng ở An Thạnh Nhất là các dự án mở đường nông thôn được bà con đồng tình ủng hộ; góp công, góp sức để thi công vì lợi ích chung. Kết quả của sự đồng thuận này là con đường giao thông nông thôn tại rạch Trường Tiền lớn dài trên 2,2km, kinh phí 2,2 tỷ đồng với thiết kế nền đường rộng 4,5m, mặt đường rộng 2,5m đã hoàn thành.

Xã Trung An, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) luôn quan tâm đến việc vận động, xây dựng các mô hình để đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó nổi bật nhất là hoàn thiện các tuyến đường giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Nhiều tuyến đường nông thôn kiên cố được xây dựng nên từ sự chung sức chung lòng của nhân dân.

Tiêu biểu nhất là tuyến đường Miếu Cháy. Gia đình anh Lê Ngọc Trắng (ngụ ấp 3), hiến gần 200m2 đất để hoàn thiện tuyến đường. Được biết gia đình anh không có nhiều đất, nhưng khi nghe tin xây dựng đường đi ngang qua địa phận đất nhà, anh đã sẵn sàng hiến đất, góp công sức xây đường. Không riêng gì gia đình anh Trắng, nhiều gia đình thuộc ấp 1, 3, 5, xã Trung An đã không ngần ngại hiến đất làm đường khi được phát động.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng khi phát động phong trào làm đường hoặc mở rộng các tuyến đường nông thôn đều được người dân nơi đây hưởng ứng tích cực. Hiến đất làm đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa mạnh mẽ ở ĐBSCL

 

Văn Đức
Theo cand.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay39,066
  • Tháng hiện tại165,628
  • Tổng lượt truy cập85,072,664
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây