Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Long xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 06/11/2013 19:35
Những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tình nguyện hiến hàng trăm nghìn mét vuông đất, trị giá hàng chục tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, làm đẹp quê hương. Phong trào này đang có sức lan toả mạnh mẽ và vô cùng sôi động, với cách làm minh bạch, dân chủ tạo nên sự đồng thuận cao trong nhân dân, đã góp phần đưa những xã đầu tiên của tỉnh sớm về đích.


Hiến đất làm đường

Từ khi phong trào toàn dân "chung sức xây dựng nông thôn mới" được phát động rộng rãi trên toàn tỉnh, nhân dân đã hiểu được vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới nên rất tích cực tham gia. Nổi bật trong đó là phong trào hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trung tâm sinh hoạt văn hóa ở xã, ấp... Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 hộ dân tình nguyện hiến khoảng 200 nghìn m 2 đất, trị giá khoảng 30 tỷ đồng để xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó, nổi bật nhất là huyện Vũng Liêm, có 194 hộ dân, tình nguyện hiến hơn 80.600 m 2 đất, trị giá hơn 10 tỷ đồng. Đến xã Trung Hiếu, một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Vũng Liêm mới thấy làng quê nay đã hoàn toàn thay đổi. Tuyến đường liên xã nối liền xã Trung Hiếu - Trung Hiệp thênh thang trải rộng, xe cộ bon bon chạy trên đường nhựa mới. Hai bên đường san sát những căn nhà tường, mái ngói đỏ tươi. Nhiều người dân địa phương cho biết, khi chính quyền địa phương vận động tham gia hiến đất làm đường mọi người đều đồng tình hưởng ứng. Các hộ dân hiến phần đất trước nhà, nơi tuyến đường mở rộng đi ngang qua.

Trong số này, có gia đình ông Nguyễn Văn Thái, ngụ ấp Trung Trị, xã Trung Hiệp đã tình nguyện hiến 1.934 m2 đất vườn cây ăn trái của gia đình, trị giá gần 300 triệu đồng để mở rộng tuyến đường này.

Ông Ngô Văn Đáo, ở ấp Ngã Phú, xã Hiếu Nhơn đã không chút đắn đo khi một mình lọc cọc đạp xe lên huyện "xin" được hiến 2.400 m 2 đất, trị giá hơn 250 triệu đồng để xây dựng Trường tiểu học Hiếu Nhơn B. Ông Đáo cho hay, từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương đã rất nhiều lần tổ chức họp dân thông báo để dân biết, dân bàn một cách dân chủ. Tôi ủng hộ và tình nguyện đóng góp sức người, sức của để xây dựng diện mạo mới cho nông thôn mình, chỉ cần có sự dân chủ, minh bạch để nhân dân giám sát và dân cùng làm.

Phong trào hiến đất xây dựng giao thông nông thôn đang có sức lan tỏa rất mạnh mẽ và sôi động trong toàn tỉnh.

Lão nông Nguyễn Hữu Phủ, ngụ ấp Phước Trinh B, xã Long Phước, huyện Long Hồ đứng ở đầu ranh đất, nơi có vườn nhãn, chỉ tay theo hướng con lộ mới nói: Khi con đê cũ được chính quyền xã Long Phước quy hoạch, mở rộng thành con đường liên ấp mặt trải nhựa rộng 3 m theo tiêu chuẩn nông thôn mới, ông đã ký vào biên bản cái rụp hiến 2.000 m 2 đất, trị giá khoảng 800 triệu đồng để làm đường giao thông.

"Tính ra thì mất cũng nhiều đó, vì cả nhà chỉ có bốn công đất (4.000 m 2 ) thôi, nhưng cái lợi về lâu về dài thì lớn lắm. Con đường lộ mới đi qua, cả khu vườn nằm giữa đồng không mông quạnh bỗng trở thành mặt tiền. Rồi từ đây, đường sá thông thương, tụi nhỏ ngày hai buổi tới trường học khỏe re, không còn cảnh lội sình đi tìm con chữ như trước nữa", ông Phủ tâm đắc nói. Bên cạnh đó, phong trào hiến đất còn lan tỏa mạnh mẽ trong đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Điển hình như bà Thạch Thị Lợi, sống ở ấp Ngãi Lộ B, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn tình nguyện hiến 1.562 m 2 đất làm đường giao thông. Còn tại ấp Thôn Rôn, xã Trà Côn sau khi thấy gia đình ông Thạch Ve Sa Na hiến 810 m 2 đất, người hàng xóm là ông Thạch Kiểm cũng đã hiến 1.093 m 2 đất để làm đường đi ngang qua phần đất gia đình.

"Mình thấy Nhà nước tốn nhiều tiền làm đường cho dân mình đi, ưng bụng nên mình hiến đất. Hàng xóm thấy mình làm, họ cũng làm theo. Thời gian qua, đời sống bà con dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm nhiều, mình đóng góp chút ít đất làm công trình công cộng thì có thấm vào đâu", ông Sơn Thành, một gia đình Khmer tiêu biểu ở huyện Vũng Liêm nói.

Điện sáng vùng quê

"Từ khi có đèn đường tới nay, nhiều người tập trung lại đi tản bộ, vừa hít thở khí trời trong lành vừa có sức khỏe. Đặc biệt hơn, những ánh đèn điện thắp sáng vùng quê này là do chính người dân chúng tôi đóng góp. Gia đình tôi có gần 10 công ruộng, mỗi một mùa cho thuê vịt chạy đồng ăn lúa chét được gần 200.000 đồng hùn vào làm đèn đường để bà con đi lại dễ dàng. Từ khi có đèn đường tới nay, tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng giảm rõ rệt, tình trạng trộm gà, trộm chó gần như... vắng bóng", ông Nguyễn Văn Hai (ấp Tường Thọ, xã Thới Hòa) phấn khởi cho biết. Tương tự, huyện Vũng Liêm phát động phong trào "Nhà có mõ, ngõ có đèn" đến nay người dân đã đóng góp làm đèn thắp sáng đường quê trên 19 xã trong huyện. Phó Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm Lê Văn Lập đánh giá: "Phong trào này đã phát huy tác dụng nên được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Việc này vừa có tác dụng giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn, vừa góp phần cùng với địa phương đạt được tiêu chí nông thôn mới".

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long Vương Thị Thu Hương, phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới thời gian qua diễn ra hết sức sôi động, góp phần lớn trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần đưa những xã điểm đầu tiên trong tỉnh sẵn sàng trên đường về đích. Đó là xã Long Mỹ (huyện Măng Thít) và xã Thành Đông (huyện Bình Tân).

Trong đó, xã Thành Đông đã đạt 15/19 tiêu chí và Long Mỹ đã đạt 14/19 tiêu chí.

BÀI VÀ ẢNH: BÙI QUỐC DŨNG
 Nguồn nhandan.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,147
  • Tổng lượt truy cập92,009,876
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây