Học tập đạo đức HCM

Cẩm Xuyên phấn đấu trở thành huyện NTM

Thứ hai - 08/02/2016 04:38
Nghị quyết Đại hội lần thứ XXXI huyện Cẩm Xuyên chỉ rõ: Đảng bộ và nhân dân Cẩm Xuyên không ngừng nỗ lực, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, trí tuệ, tạo bước đột phá trong phát triển, phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới và có các điểm đô thị phát triển.

 

Nhắc đến Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là nhắc đến các lợi thế vốn có như biển Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ, những danh thắng đi vào lòng người, không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ mà hơn hết đó còn là biểu tượng cho sức mạnh chinh phục, chế ngự thiên nhiên của con người.

Ông Nguyễn Văn Ấn (Cẩm Quang) phấn khởi: “Xưa biển chỉ cho tôm, cho cá, nhưng nay biển còn biết vẫy gọi du khách đến làm giàu thêm cho quê hương. Xưa đồng khô, hạn hán, làm nông nghiệp chỉ được một mùa nhưng nay nhờ hồ Kẻ Gỗ, hệ thống kênh mương nội đồng nên bà con luôn chủ động được việc tưới tiêu”.

Vườn mẫu trong phong trào xây dựng NTM.

Để có được bức tranh khởi sắc hôm nay là công lao của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định chiến lược phát triển vẫn là “đầu tàu” mang tính quyết định. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050, huyện đã triển khai xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương, quy hoạch NTM, phát triển Khu du lịch Thiên Cầm và du lịch sinh thái Kẻ Gỗ, cụm công nghiệp và khu vực hành chính Bắc Cẩm Xuyên; cụm thương mại - dịch vụ Nam Cẩm Xuyên; khu công nghiệp Cẩm Nhượng; hoàn thiện quy hoạch chung thị trấn Thiên Cầm, thị trấn Cẩm Xuyên và quy hoạch khu đô thị ven sông Hội…

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, ông Phạm Đăng Nhật cho biết: Lợi thế lớn nhất của Cẩm Xuyên là nông nghiệp. Bởi vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân thì phải tạo được bước đột phá trong lĩnh vực này. Huyện đã xây dựng và tập trung các giải pháp triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng vùng, huyện hỗ trợ cơ chế, chính sách, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản; đổi mới hình thức sản xuất, tập trung phát triển các mô hình, thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, sản xuất theo cánh đồng lớn; thực hiện đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất; liên doanh, liên kết với các công ty; hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX theo chuỗi giá trị như chăn nuôi lợn, bò, trồng rau - củ - quả trên cát...; tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, xóa trà xuân sớm, xuân trung chuyển sang sản xuất trà xuân muộn… Cùng với tái cơ cấu nông nghiệp, huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch,...

Nhờ làm tốt công tác quy hoạch, biết phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo bước đột phá và có chính sách “đỡ đầu” phù hợp, khơi dậy được sức dân nên Cẩm Xuyên đã hình thành rõ nét các vùng kinh tế. Vùng bán sơn địa phát triển chăn nuôi lợn, bò theo hướng trang trại, gia trại và vườn đồi; đồng bằng và trung du phát triển lúa chất lượng cao, chăn nuôi lợn tập trung, chuyên canh sản xuất rau màu; ven biển phát triển mạnh sản xuất rau - củ - quả, nuôi tôm trên cát công nghệ cao và đánh bắt hải sản xa bờ.

Trong 5 năm qua (2010-2015), giá trị sản xuất bình quân của Cẩm Xuyên tăng 11,41%/năm, riêng năm 2015 đạt 5.986 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 44,18% xuống còn 35,43%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 23,85% lên 26,86%; TM-DV, du lịch tăng từ 31,97% lên 37,71%. Thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng/người, tăng 2 lần so với năm 2010.

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên  Đặng Quốc Cương cho biết: Để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXXI vào cuộc sống, Ban chấp hành Đảng bộ huyện tập trung bám sát tình hình của địa phương, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, đề ra chủ trương sát đúng, kịp thời, phù hợp, trong đó, tập trung cao cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, mũi đột phá; khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết, phát huy nội lực nhân dân, đồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài.

Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới; với tiềm năng và lợi thế, tin tưởng rằng, Cẩm Xuyên sẽ sớm đạt được mục tiêu đề ra.

Theo Công Lâm/kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,562
  • Tổng lượt truy cập90,279,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây