Những năm gần đây, người dân Hương Sơn đang tập trung phát huy lợi thế vườn đồi, kinh nghiệm, các chính sách hỗ trợ, áp dụng các tiến bộ KHKT để phát triển diện tích trồng cam. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn đã có 669 mô hình trồng từ 1-2 ha, 46 mô hình trồng từ 3-5 ha, 8 mô hình từ 5-10 ha và 2 mô hình trồng trên 10 ha.
Các hộ trồng với quy mô trên 1 ha/hộ đang chiếm khoảng 80% diện tích cam của toàn huyện, trong đó nhiều nhất là các xã có lợi thế về vườn đồi như: Sơn Mai, Sơn Thuỷ, Sơn Trường...
Việc nhiều hộ tham gia trồng cây ăn quả này với diện tích lớn đã góp phần đưa cam trở thành sản phẩm chủ lực của huyện, và trồng cam từng bước trở thành sản xuất hàng hóa, cung cấp cho thị trường nguồn trái cây đảm bảo chất lượng.
Năm 2018, dự kiến loài cây đặc sản này sẽ mang về cho người nông dân Hương Sơn nguồn thu gần 350 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Tác giả bài viết: Theo Phương Thảo/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;