Học tập đạo đức HCM

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”!

Thứ tư - 09/08/2017 00:35
Lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ, chính quyền xã Sơn Tiến (Hương Sơn) vận dụng thành công, đạt hiệu quả cao trong thực hiện làm đường giao thông nông thôn (GTNT).

Trong gần 3 năm (2015, 2016 và những tháng đầu năm 2017), xã Sơn Tiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trên 29 km đường GTNT, với kinh phí gần 12 tỷ đồng, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu của huyện miền núi Hương Sơn về làm mới đường GTNT. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận khi Sơn Tiến là địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập người dân còn hạn chế, có gần 3.500/7.200 nhân khẩu là giáo dân, địa bàn trải rộng, chưa mưa đã ngập...

kho van lan dan lieu cung xong

Cán bộ thôn Vạc Rồng (Sơn Tiến) dỡ bỏ rào chắn để thông xe tuyến đường trục 1,1 km, chiều rộng mặt đường 3,5m vừa hoàn thành.

Xã “khó” như Sơn Tiến lấy tiền đâu để hoàn thành một khối lượng đường GTNT lớn như vậy? Câu hỏi đó tưởng chừng sẽ gây lúng túng cho Chủ tịch UBND xã Nguyễn Khắc Việt, nhưng ông đã trả lời không chút do dự: “Người dân lo liệu hết... Điều quan trọng, quyết định là ở khâu tuyên truyền, vận động để làm sao người dân tự nguyện đóng góp, trực tiếp tham gia thi công, quản lý chất lượng công trình”.

Và cuộc tiếp xúc với Bí thư Chi bộ thôn Thịnh Tiến - Lê Đình Quốc, cùng một số hộ dân trong thôn này đã khiến chúng tôi càng thêm thấm thía khả năng “lo liệu” phi thường của người dân. Dẫn chúng tôi đi tham quan một số tuyến trục thôn, ngõ xóm, ông Quốc muốn cho chúng tôi “mục sở thị” chứ không chỉ nghe, rằng, chỉ trong 2 năm qua, thôn đã gần như khép kín mọi đường đi lối lại bằng bê tông cao ráo, sạch sẽ, đúng quy cách...

Lại câu hỏi lấy tiền đâu để làm? Ông Quốc nói luôn: “Tất cả mọi khẩu trong thôn đều tự nguyện đóng tiền, bỏ ngày công, góp vật liệu để làm. Như hộ ông Phan Hùng, Phan Thu và một số người nữa đóng 17-18 triệu đồng để làm đường. Hộ ít nhất cũng góp 8-10 triệu đồng...”.

Ông Quốc trải lòng: “Lúc đầu cũng không dễ làm đâu. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ xã; cán bộ thôn, chúng tôi đến từng nhà để vận động. Thấy số đông đã đồng tình, chúng tôi chọn một cụm dân cư để làm điểm. Giải phóng mặt bằng xong, đến khi đóng tiền thì cái khó cũng xuất hiện. 3/10 hộ trong cụm điểm không đồng ý đóng tiền. Lý do 3 hộ đưa ra là họ ở phía trong, không phải mặt đường. Việc làm đường đành tạm dừng. Thôn lại cử người đến từng hộ, vận động thêm 2-3 lần nữa mới thông. Cụm điểm đầu tiên làm thành công. Đường đi rộng rãi, sạch sẽ..., thế là các cụm dân khác cũng xin làm theo, tạo thành phong trào, cụm này thi đua với cụm kia. Và kết quả anh thấy đó. Toàn thôn đường bê tông khép kín, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật. Già trẻ trong thôn ai cũng thích. Không còn cảnh đường làng, ngõ xóm quanh năm bùn lầy”.

Được biết, cùng với Thịnh Tiến, thì Đổng Eo, Thiên Nhẫn... cũng là những thôn tiêu biểu trong phong trào làm đường GTNT của xã Sơn Tiến.

kho van lan dan lieu cung xong

Cán bộ, chiến sỹ BĐBP Hà Tĩnh giúp bà con nhân dân Hương Sơn làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Chính Thu

Qua tìm hiểu mới thấy, cách làm GTNT của Sơn Tiến cũng khá linh hoạt, chủ động. Chẳng hạn, nếu trước đây, xã để các thôn tự đăng ký chỉ tiêu, dẫn đến nhiều trưởng thôn cứ đăng ký chừng chừng, chưa bàn bạc kỹ với người dân nên khi làm thường thiếu chính xác, buộc xã phải điều chỉnh khối lượng. Để tránh tình trạng trên, sau này, xã yêu cầu các thôn khi đăng ký chỉ tiêu năm đều phải đóng tiền cọc 20 triệu đồng, sau khi hoàn thành, xã trả lại. Mục đích đặt cọc là đảm bảo người dân trong thôn đã bàn bạc kỹ lưỡng khả năng làm được bao nhiêu, dựa trên nhu cầu, số tiền đóng góp thực tế...

“Thế nhưng, sang năm 2017, các thôn đăng ký chỉ tiêu không còn đóng tiền cọc nữa. Xã dựa trên khả năng, nhu cầu thực tế từng thôn để duyệt và đăng ký khối lượng với huyện. 13 thôn trong toàn xã năm 2017 đăng ký làm 10 km nhưng xã chỉ duyệt, đăng ký với huyện 6 km và đã hoàn thành 7 km... Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là ngân sách xã thiếu để cân đối xi măng. 7 km đường vừa hoàn thành trong năm nay, xã phải cân đối ngân sách 300 triệu đồng...” - ông Việt cho biết.

Khó khăn còn nhiều nhưng nhờ biết khơi dậy sức dân, Sơn Tiến trở thành điểm sáng trong phong trào toàn dân tham gia làm GTNT trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo Trọng Tuệ/baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay45,709
  • Tháng hiện tại820,987
  • Tổng lượt truy cập91,994,716
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây