Học tập đạo đức HCM

Nuôi nhím - triển vọng kinh tế cao

Thứ năm - 29/03/2012 09:20
Thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM), chính quyền nhiều xã, thị trấn ở huyện Cẩm Xuyên đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới. Nuôi nhím là mô hình đang có triển vọng kinh tế cao.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến của cán bộ địa phương gia đình ông Trần Hoàng Tuyển ở thôn Yên Bình (Cẩm Yên) hiểu được rằng để xây dựng NTM thì trước hết phải tăng cường phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy dù đã ở vào tuổi gần 80 nhưng gia đình ông Tuyển ngoài việc chăm sóc đàn vật nuôi truyền thống và số lượng cây ăn quả trong vườn, mặt khác gia đình ông bà đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để mua 6 cặp nhím về nuôi. Mặc dù là đối tượng nuôi mới lần đầu tiên đưa nuôi song nhờ được học hỏi về kỷ thuật nuôi nhím nên đàn nhím đã thể hiện sự thích nghi trên vùng đất mới. Bà Tuyển cho biết: “Nuôi nhím chỉ đầu tư một khoản tiền ban đầu để mua giống còn hàng ngày không phải tốn kém gì cả vì nguồn thức ăn có sẵn trong vườn”
Đối với gia đình chị Đặng Thị Hảo ở thôn Nam Lý, xã Cẩm Bình thì niềm vui đã thực sự hiện hữu. Đầu tháng 12 năm 2010, gia đình chị đã bỏ ra 90 triệu đồng mua 6 con nhím từ Hương Sơn về nuôi, trong đó có 5 con cái và 1 con đực. Qua tham quan nhiều mô hình nuôi điển hình ở một số huyện như Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang gia đình chị Hảo nhận thấy rằng phải có một môi trường nuôi khoa học, thông thoáng. Vì vậy trước đó gia đình chị Hảo đã đầu tư 60 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng nuôi đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh yếu tố về chuồng nuôi, chị Hảo còn thường xuyên đi học hỏi kinh nghiệm nuôi nhím ở các huyện bạn và sưu tầm tài liệu về đặc điểm của con nhím vì vậy chị đã có vốn kiến thức cơ bản làm chủ quá trình chăn nuôi. Cùng với chú trọng đầy đủ nguồn thức ăn, mỗi sáng mùa hè chị đều đặc rửa sạch chuồng trại, tắm mát cho nhím. Tháng 4 năm 2011 nhím của gia đình chị đã bắt đầu sinh sản được 2 cặp nhím nhỏ. Với giá thị trường hiện nay thì mỗi cặp nhím con 2 tháng tuổi đã có giá 15 triệu đồng.

Nuôi nhím ít bệnh tật, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại rễ cây, rau, củ, quả; các loại côn trùng, sâu bọ, giun đất, xương động vật. Mỗi cặp nhím cho thu nhập 15 đến 20 triệu đồng/năm

Không chỉ có gia đình ông Tuyển, chị Hảo mà thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay ở huyện Cẩm Xuyên đã có 15 hộ gia đình ở Cẩm Yên, Cẩm Bình, Cẩm Lĩnh, Cẩm Nhượng và Thị trấn Thiên Cầm tiến hành nuôi nhím với tổng số gần 50 con. Quá trình nuôi nhím tại huyện Cẩm Xuyên cho thấy nuôi nhím rất đơn giản vì sức đề kháng của nhím rất tốt, ít dịch bệnh. Nguồn thức ăn chính cho nhím chủ yếu là các loại rễ cây, rau, củ, quả; các loại côn trùng, sâu bọ, giun đất, xương động vật. Theo tính toán trung bình mỗi ngày mỗi con nhím chỉ ăn hết khoảng 2 ngàn đồng thức ăn. Điều đáng nói là nhím có chu lỳ sinh sản khá ngắn, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa bình quân từ 2 đến 3 con. Một con đực có thể phối giống từ 5 đến 6 con cái. Mỗi cặp ít nhất có thể đưa lại thu nhập 15 đến 20 triệu đồng/năm. Để các hộ có niềm tin trong quá trình nuôi nhím, Trung tâm ứng dụng KHKT huyện đã mở 1 lớp tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc tính cũng như những kỷ thuật phối giống cho các hộ dân. Đồng thời có chính sách kích cầu, xem xét hỗ trợ những hộ nuôi theo kiểu mô hình 5 triệu đồng. Ông Phan Ngọc Lý, Phó Giám đốc Trung tâm UDKHK huyện Cẩm Xuyên cho biết thêm: “Trọng tâm trong xây dựng NTM ở huyện Cẩm Xuyên hiện nay là thực hiện đề án nâng cao thu nhập, vận động người dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới vào địa bàn nhằm tăng cường phát triển kinh tế gia đình, trong đó đáng chú ý nhất là mô hình nuôi nhím. Là vật nuôi hoang dã nhưng do nắm bắt được đặc tích, quy trình chăn nuôi nên con nhím đã nhanh chóng thể hiện tính thích nghi tại các địa phương của huyện. Nhiều mô hình nuôi, nhím đã sinh sản và cho hiệu quả kinh tế cao...”
Mạnh dạn với một hướng đi mới như nuôi nhím không chỉ thể hiện khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình mà những người nông dân huyện Cẩm Xuyên cũng đã thể hiện quyết tâm cao góp sức mình trong bước đường đi đến thành công xây dựng NTM tại các làng quê.
 
                                               Bài, ảnh:  Nguyễn Tâm
                                                    (Đài Cẩm Xuyên)
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập464
  • Hôm nay72,504
  • Tháng hiện tại731,831
  • Tổng lượt truy cập93,109,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây