Học tập đạo đức HCM

Nghi Xuân: Thanh niên lập nghiệp trong phong trào xây dựng NTM

Thứ sáu - 15/01/2016 06:10

Nghi Xuân: Thanh niên lập nghiệp trong phong trào xây dựng NTM

Tốt nghiệp cử nhân giáo dục về làm giàu từ trồng nấm, trồng hoa ở vùng quê bãi ngang ven biển, xã Xuân Liên Nghi Xuân Hà Tĩnh.

 

Đó là anh Ngô Thanh Lý sinh năm 1990, thôn Lâm Phú, xã Xuân Liên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, ra trường với hai tấm bằng trên tay lại lao vào trồng Nấm và trồng Hoa, trên chính mảnh đất quê hương vùng đất bãi ngang ven biển khô cằn cát, gió.

Anh Ngô Thanh Lý với những cây nấm mọc nhĩ chuẩn bị thu hái
Anh Ngô Thanh Lý với những cây nấm mọc nhĩ chuẩn bị thu hái

Gặp anh Lý vào những ngày cuối năm 2015 trong cái rét cắt da cắt thịt ở mảnh đất Miền Trung chúng tôi như được sưởi ấm bằng câu chuyện của anh và nụ cười lạc quan về cuộc sống, của chàng trai trẻ đang làm thay đổi lối suy nghĩ của nhiều bạn trẻ trong việc tìm hướng đi mới vượt lên gian khó để làm giàu từ chính mảnh đất quê nhà. Tạo niềm tin cho bà con nông dân trong sản xuất, nâng cao thu nhập giải quyết việc làm cho nông dân.
Chàng trai giàu nghị lực
Sau khi tốt nghiệp năm 2013 cầm trên tay tấm bằng Đại học Chuyên ngành Quản lý giáo dục (trường: Học Viện Quản lý Giáo dục) Lý đã rông ruổi  mất nhiều tháng trời để xin việc, nhưng không được nhận công việc phù hợp. Không nản chí anh về quê nhà sinh hoạt, đảm nhận công việc của một bí thư chi đoàn tham gia các hoạt động tình nguyện, bằng những trải nghiệm đã có ở giảng đường, tính tình vui vẻ hòa đồng, tháo vát trong công việc, thường xuyên có những sáng kiến cách làm hay được bà con nhân dân trong thôn ủng hộ, anh tiếp tục làm đơn đăng ký xin làm hợp đồng phát thanh xã trong thời gian chưa xin được việc, dẫu biết rằng vẫn mang gánh nợ được bố mẹ cho ăn học Đại học nhưng đành chấp nhận về làm những việc treo băng rông áp phích, hàng ngày phải thức khuya dậy sớm, khiêm trực hệ thống phát thanh ở xã. Sáu tháng sau anh được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBMTTQ xã với mức phụ cấp hơn 1 triệu đồng /tháng tuy biết số tiền này không đủ để trang trải nhiều khoản sinh hoạt hàng ngày, nhưng được sống gần bố mẹ về già là động lực đối với anh. Lý luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tích cự tham gia công tác xây dựng nông thôn mới ở xã, đặc biệt là công tác vận động khuyên góp ủng hộ vì người nghèo và các hoàn cảnh gặp tai nạn rủi ro, trong và ngoài nước.
Bằng những kiến thức cơ bản đã được học, tính cần mẩn chịu khó anh đã cố gắng học hỏi, tìm tòi, về thị trường, về điều kiện khí hậu để ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Năm 2015 anh mạnh dạn vay anh, chị và quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gian – Xuân Liên số tiền 150.000.000 vnd để đầu tư vào sản xuất, đứng ra thành lập tổ hợp sản xuất Nấm và hoa Lý Sơn trên diện tích 600m2 đất hoang hóa trên địa bàn xã, tạo việc làm cho 13 lao động và 4 hộ nghèo, tham gia vào tổ hợp tác, từ đó anh cho ra đời những sản phẩm từ cây nấm mọc nhỉ, nấm sò, và nấm linh chi, cung cấp hoa đón tết tạo ra bước đi mới, phục vụ nhu cầu thị trường tại địa phương.

Vị ngọt từ cố gắng
Vị ngọt từ cố gắng

Sau những trăn trở đắn đo và nhiều lời ngắn cản, nhưng bằng quyết tâm Lý đã mạnh dạn mướn 600m2 đất để xây dựng lán trại và mua 5000 bịch nấm giống, 10.000 cây hoa cúc, 1000 góc hoa ly đã được gieo trồng. Hiện nay Hàng ngày cung cấp ra thị trường hơn 10kg nấm tươi với giá bán 40.000/kg đang cho thu nhập ổn định, giải quyết việc làm cho 04 lao động hộ nghèo, tham gia tổ hợp tác. Với thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây hoa ly và hoa cúc sinh trưởng anh Lý ước tính nếu đến tết Bính Thân thu hái vụ hoa đúng dịp tết đó là một thắng lợi đối với riêng anh và bà con tham gia tổ hợp tác. Hiện nay anh đang học hỏi kinh nghiệm để năm sau tiến hành sản xuất bịch nấm bán ra thi trường, cung ứng giống hoa cho nhiều bà con nhân dân, cùng nhân rộng mô hình, có hiệu quả.
Mô hình Tổ hợp tác Nấm- Hoa của anh Ngô Thanh Lý đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn. Hơn nữa là đã giải quyết, tạo việc làm tại chỗ cho hộ nghèo ở địa phương, nhằm thu hút họ tham gia vào Mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần xây dựng bộ mặt Nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội .

Theo Trường Mạnh/hatinh24h.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay15,460
  • Tháng hiện tại140,737
  • Tổng lượt truy cập92,518,401
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây