Học tập đạo đức HCM

Phát huy tối đa lơi thế nông nghiệp đô thị trong sản xuất vụ Xuân

Thứ bảy - 17/11/2012 20:26
Với đặc thù sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Hà Tĩnh đang phấn đấu đưa vụ Xuân thành vụ sản xuất chính theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ, trong đó ưu tiên ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Phát huy tối đa lơi thế nông nghiệp đô thị trong sản xuất vụ Xuân
Sản xuất rau sạch ở Thạch Môn ( TP Hà Tĩnh)

Vụ Xuân 2013, thành phố Hà Tĩnh đang phấn đấu đạt 1815 ha diện tích gieo trồng. Trong đó, lúa 1.350 ha, lạc 365 ha và 100 ha rau màu các loại. Theo trưởng phòng kinh tế thành phố Dương Quang Cường, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác và thu nhập của hộ nông dân/năm. Thành phố chỉ đạo quyết liệt không cơ cấu trà Xuân sớm, bố trí hợp lý trà Xuân trung, mở rộng diện tích trà Xuân muộn theo hướng bố trí các giống ngắn ngày có năng suất chất lượng cao, đảm bảo triển khai sản xuất vụ Hè thu 2013 đúng thời vụ. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về kỷ thuật, cơ cấu giống hợp lý, phương thức canh tác phù hợp, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu đồng nhất về giống trên cùng một vùng, một cánh đồng tạo điều kiện đầu tư chăm sóc hiệu quả; nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2013 và thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã xây dựng nông thôn mới.

Điều đáng ghi nhận, từ vụ sản xuất đông xuân 2011-2012, bà con nông dân đã nhận thấy việc triển khai vụ chậm nên thu hoạch chậm 15-20 ngày. Cơ cấu quá nhiều loại giống trên cùng một vùng, một cánh đồng, giống không cùng thời gian sinh trưởng gây khó khăn cho công tác chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp và giảm sản lượng đáng kể.

Chính tập quán gieo thẳng tại các phường xã còn nhiều cùng với việc chăm sóc không đúng quy trình kỷ thuật đã thiệt hại nặng khi gặp rét đậm rét hại.

Nên các địa phương đã Từ thực tiễn công tác chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân trong thời gian qua công tác tuyên truyền vận đông nhân dân không cơ cấu trà Xuân dài ngày ( IR1820), cơ cấu hợp lý các giống trà Xuân trung và sử dụng các giống ngắn ngày năng suất và chất lượng cao cơ cấu chủ yếu trà Xuân muộn để từng bước chuyển dịch vụ Đông Xuân sang vụ Xuân đảm bảo an toàn cho sản xuất và chủ động cho triển khai sản xuất vụ Hè Thu đạt hiệu quả cao.

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Phương - Chuyên viên phòng king tế thành phố, dựa trên quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh, vụ xuân 2013 thành phố khuyến khích, chỉ đạo bà con nhân dân Đối với giống lúa chỉ cơ cấu 2 trà: Xuân trung, Xuân muộn, trong đó Trà Xuân trung: cơ cấu 43% diện tích, Trà Xuân muộn cơ cấu 57% diện tích. Đồng thời đưa một số giống có tiềm năng năng suất , chất lượng vào sản xuất thử. Giống lạc: sử dụng các giống như L14, L 23, V79, TB25. Theo đó, mỗi địa phương cơ cấu 2-3 giống phù hợp cho mỗi trà lúa và bố trí 1-2 giống có thời gian sinh trưởng tương đương trên cùng một cánh đồng để đảm bảo đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật và đạt năng suất chất lượng cao. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày để gieo cấy khắc phục thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra. Hạn chế tối đa phương thức gieo thẳng, tập trung gieo mạ và phủ nilon đúng quy trình để chống rét cho mạ. Đồng thời, mở rộng diện tích lúa lai chất lượng cao phù hợp để tăng năng suất, hiệu quả ( TH3-3, Syn 6…), ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hoá trong nông nghiệp, chú trọng trong khâu làm đất và thu hoạch, đảm bảo kịp thời vụ gieo cấy và giảm tổn thất sau thu hoạch. Dự kiến Đối với lúa chỉ đạo để các trà lúa trổ tập trung từ 25-30/4 kết thúc trước 5/5. Cây lạc gieo trỉa trong tháng 1 kết thúc trước 10/2/2013. Một số đơn vị có cơ cấu Ngô Xuân ăn bắp tươi gieo trỉ từ 15/1 đến 15/2/2013, với các giống ngô nếp ngắn ngày như VN2, MX4…

Phát huy tối đa lơi thế nông nghiệp đô thị trong sản xuất vụ Xuân
Được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trước tình hình phức tạp của thời tiết, dịch bệnh cũng như sự biến động của giá cả thị trường, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển gieo trồng đã được các thành phố thông qua. UBND thành phố hỗ trợ 50% tiền mua giống lúa để chuyển đổi trà Xuân sớm sang trà Xuân muộn, trong đó Ngân sách tỉnh 30%, Ngân sách Thành phố 20%; người dân chi trả 50%, cụ thể: Giống lúa thuần gồm: N98, HT1, VTNA2. Mức hỗ trợ 12.500 đồng/kg; Giống lúa lai gồm: TH3-3, Nhị ưu 838, Syn 6. Mức hỗ trợ khoảng từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg (tương đương 50% giá giống lúa lai từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg). Hỗ trợ từ ngân sách 80% tiền mua nilon che phủ mạ trà Xuân muộn, trong đó Ngân sách tỉnh 50%, Ngân sách Thành phố 30%; người dân chi trả 20%. Mức hỗ trợ từ ngân sách là 32.000 đồng/kg (tương đương 80% giá mua nilon là 40.000 đồng/kg).

Theo Phó chủ tịch UBND xã Thạch Môn, những ngày này cùng với việc đôn đốc bà con chắm sóc cây trồng vụ đông, địa phương đã chỉ đạo bà con triển khai đắp bờ giữ nước, cày bừa làm đất và huy động người dân ra quân nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương. Dự kiến trồng 223 ha diện tích vụ xuân. Bên cạnh chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh và thành phố, Thạch Môn cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, giống, đầu tư vào các công trình thủy lợi, đồng thời áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đặc biệt đối với những diện tích trồng lúa cho năng suất thấp, chúng tôi khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi sang trồng hoa màu bằng công nghệ sạch.

Với sự vào cuộc chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của bà con nông dân, diện mạo của nhiều vùng đất đã thực sự thay đổi, tạo động lực giúp người nông dân thêm gắn bó với công việc đồng ruộng.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay25,864
  • Tháng hiện tại606,854
  • Tổng lượt truy cập83,662,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây