Trước tình hình đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn như lạc, ngô lai, rau màu, đậu các loại…
Huyện Vũ Quang là một trong những huyện đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Vụ hè thu 2015, huyện đã chủ động thực hiện chuyển đổi một số diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng đậu xanh, một số xã làm tốt như xã Sơn Thọ, xã Đức Hương, Đức Liên… góp phần tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới tại các hồ chứa, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người và gia súc tại các vùng ở xa nguồn nước.
Năm 2016, huyện Vũ Quang tiếp tục thực hiện chuyển đổi diện tích lúa cao sang trồng ngô nguyên liệu liên kết với doanh nghiệp. Trong vụ hè thu này, Công ty Vinamilk Chi nhánh Hà Tĩnh sẽ làm thử nghiệm 30 ha, sau đó nhân ra diện rộng tại 3 xã Ân Phú, xã Hương Minh, xã Sơn Thọ của huyện. Theo đó Công ty sẽ cho vay toàn bộ giống ngô, hỗ trợ 70% tiền phân bón và thu mua ngô khi giai đoạn chín sữa với giá thu mua 1 triệu đồng/tấn. Trồng ngô nguyên liệu liên kết sản xuất được 3 vụ/năm (vụ xuân 70 -90 ngày; vụ Hè thu 80 ngày; vụ Đông 90 ngày); năng suất 40 tấn/ha. Qua đó, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, góp phần giúp nông dân hạn chế rủi ro bởi thời tiết, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, doanh thu đạt 120 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so trồng lúa. Mặt khác thực hiện sản xuất liên kết với doanh nghiệp còn đảm bảo sản xuất theo chuỗi khép kín từ khâu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, tạo tâm lý an tâm cho người nông dân.
Thực tế sản xuất ở nhiều địa phương khi hạn hán diễn ra, một số diện tích bị bỏ hoang không sản xuất được, nhiều diện tích lúa đến giai đoạn trổ bông, làm đòng bị thiếu nguồn nước tưới dẫn đến tình trạng mất mùa, nông dân vừa mất công chăm bón, chi phí đầu tư và không có thời gian để chuyển sang cây trồng khác. Trong khi đó, nếu thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp sẽ giúp người dân chủ động và an toàn trong sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều khi trồng lúa trong điều kiện thiếu nước tưới, rủi ro.
Thời gian tới, Huyện Vũ Quang dựa trên điều kiện của từng vùng, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm gia tăng giá trị trên đơn vị diện tích; tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín, đảm bảo phát triển bền vững, chú trọng về chất lượng không chạy theo số lượng làm kim chỉ nam cho hành động./.
Theo Dương Trà Giang/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;