Học tập đạo đức HCM

Xã Kỳ Liên chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm để ổn định cuộc sống nhân dân vùng tái định cư

Thứ tư - 12/06/2013 21:49
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân vùng tái định cư được xác định là một trong những nhiệm vụ xã hội cấp bách. Do đó, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Kỳ Liên đã chú trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
 
 Kỳ Liên là xã nằm ở phía nam của huyện Kỳ Anh, có diện tích tự nhiên 1228 ha với 2802 khẩu trong đó có 1.602 người trong độ tuổi lao động. Là một trong những xã nằm trong vùng quy hoạch của dự án Nhà máy luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Fomosa, từ tháng 7/2009 hơn 276 hộ dân của xã đã di dời lên khu tái định cư, bàn giao mặt bằng để triển khai dự án. Việc đón nhận những dự án lớn trên địa bàn huyện như một luồng gió mới thổi vào mảnh đất đầy tiềm năng, tạo thời cơ cho Kỳ Anh nói chung, nhân dân xã Kỳ Liên nói riêng bước vào một cuộc cách mạng mới trên lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi cũng có không ít khó khăn, hạn chế. Sau khi tái định cư người lao động ở Kỳ Liên thiếu việc làm, thất nghiệp, thu nhập giảm sút, tệ nạn xã hội gia tăng. Xác định sớm ổn định sản xuất, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân khi đến định cư ở nơi ở mới là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng do đó cấp ủy và chính quyền xã Kỳ Liên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, của huyện và BQL KTT Vũng Áng, Đảng ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện cụ thể như ban hành Chỉ thị số 02 - CT/ĐU, lãnh đạo nhân dân chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm; UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, đoàn thể;  hỗ trợ kinh phí tham quan học tập, nhân rộng mô hình; khuyến khích thành lập HTX trong đó UBND xã hỗ trợ một phần vốn, kinh phí ban đầu. 


Các xã viên HTX Kỳ Liên với mô hình trồng nấm
 
 Sau hơn 3 năm tổ chức thực hiện, cơ bản các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực, góp phần ổn định, nâng cao đòi sống cho nhân dân vùng tái định cư và bước đầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đến nay, Hội phụ nữ xã đã thành công với mô hình làm đậu phụ, được Công ty Fomosa tiêu thụ hơn 100 kg/ngày, tổng giá trị đạt 50 triệu đồng/tháng và đang mở rộng cơ sở sản xuất để cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Mô hình bún bánh hàng ngày sản xuất, tiêu thụ từ 400 đến 550 kg, giải quyết việc làm cho 06 lao động, giá trị thu nhập đạt 60 triệu đồng/tháng. Mô hình làm bánh mỳ cung cấp cho các tiệm bán lẻ trên địa bàn cũng đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Được sự hỗ trợ kinh phí, các hội viên hội CCB đã hình thành 02 mô hình nuôi nhím và lợn rừng, trong đó mô hình của CCB Nguyễn Xuân Kiều có quy mô 30-40con, mô hình gà thả vườn 20 hộ, gà siêu trứng 15 hộ với quy mô từ 100-200 con/hộ. Hội Nông dân triển khai tổ hợp nuôi lợn, nếu như ban đầu mới chỉ có 14 hộ tham gia thì đến nay đã có 93 hộ, mỗi hộ có từ 2-3 con lợn nái, trong đó quy mô trên 50 con có 42 hộ, cho thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/01 lứa. Đoàn Thanh niên tích cực vận động đoàn viên học nghề, mở rộng các ngành nghề dịch vụ, một số đoàn viên đã mạnh dạn đầu tư thành lập công ty, doanh nghiệp đề kinh doanh, sản xuất vừa tạo thu nhập cho bản thân vừa giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương điển hình có DNTN của anh Phạm Ngọc Hải. Chị Trương Thị Nguyệt, hội trưởng phụ nữ thôn Hoành Nam chia sẻ: “Được sự hỗ trợ của huyện, xã, tôi đầu tư nuôi năm con lợn nái và 40 con lợn thương phẩm, mỗi tháng thu về hơn 10 triệu đồng tiền lãi. Ngoài ra, gia đình còn mở đại lý gạo và bán thức ăn chăn nuôi. Nhờ có KKT Vũng Áng, ba người con của tôi đều có công việc ổn định”.
            Với ưu thế là trung tâm của Khu hành chính Fomosa nên tạo đà cho các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, toàn xã có 139 hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, trung bình mỗi hộ có từ 3- 20 phòng, mỗi phòng cho thuê từ 01tr đến 1,5 triệu đồng/tháng, thu nhập hộ cao nhất lên đến 35 triệu đồng/tháng. Dịch vụ ăn uống có 28 nhà hàng, 91 cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa ô tô, có 68 ô tô có trọng tải lớn chuyên chở vật liệu cho khu công nghiệp, 04 máy ngoặm, máy xúc và 21 xe ô tô con đáp ứng nhu cầu thuê, mướn, vận chuyển. Trên địa bàn xã có 8 xưởng mộc, mỗi xưởng tạo việc làm cho 5-7 lao động. Năm 2011, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp được thành lập trong đó xã đã trích kinh phí hỗ trợ hàng trăm triệu đồng, HTX ra đời và hoạt động có hiệu quả đã giải quyết việc làm cho 28 xã viên, với thu nhập trên 2triệu đồng/tháng/người.  Ngoài lao động trên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, đến nay các doanh nghiệp trong Khu kinh tế đã tạo việc làm cho trên 300 lao động phổ thông với thu nhập từ 3- 7 triệu đồng/tháng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng nhờ đó đã tạo ra sự phát triển toàn diện cho địa phương. Hiện nay, xã có trên 50 nhà cao tầng, 80% nhà ở kiên cố tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Nhân dân có việc làm, thu nhập ổn định, tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo. Một số cá nhân, doanh nghiệp đã từng bước làm giàu ngay trên quê hương mình. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,4%, thu nhập bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 34,5%, thương mại-dịch vụ 58%, nông nghệp 7,5%.  

 Tuy nhiên, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Hầu hết các dự án trong khu kinh tế đang trong quá trình thi công, xây dựng, Nhà máy luyện gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương chưa đi vào hoạt động nên một số lao động đã qua đào tạo nghề vẫn chưa được làm việc mà chủ yếu đang lao động phổ thông. Các ngành nghề dịch vụ, thương mại phát triển nhưng chủ yếu là các hộ gia đình ở hai bên quốc lộ 1A hoặc gần khu trung tâm hành chính Fomosa. Nhiều hộ gia đình có vị trí thuận lợi nhưng do thiếu vốn đầu tư nên phải cho các hộ dân ở nơi khác đến thuê mặt bằng kinh doanh. Một số mô hình kinh tế có hiệu quả và được nhân rộng, nhưng khó khăn lớn đặt ra là thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lao động phổ thông của xã hiện nay có việc làm nhưng không  bền vững. Mặt khác các hộ ở khu tái định cư do diện tích đất ít nên không đủ điều kiện để mở rộng các mô hình chăn nuôi. Công tác phối hợp chỉ đạo trong lĩnh vực đào tạo nghề giữa các ban, ngành chức năng với xã còn hạn chế, giải pháp thiếu đồng bộ, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trong dài hạn và ngắn hạn, những nghề phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; chưa có cán bộ chuyên trách trong quản lý dạy nghề, thực hiện chính sách đối với người lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Trước những khó khăn đó, ông Nguyễn Hồng Cương - Phó chủ tịch UBND xã cho biết “ thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền xã Kỳ Liên sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, đầu tư xây dựng các mô hình, tạo nguồn vay vốn ưu đãi, đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm, giúp nhân dân vùng tái định cư từng bước yên tâm với nghề, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, xã rất cần sự vào cuộc của các cấp, các nghành từ tỉnh đến huyện, để hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc, trang thiết bị hướng tới thành lập thêm các HTX sản xuất giải quyết việc làm cho ngày càng nhiều lao động. Mặt khác cần có sự phối hợp chỉ đạo giữa các cấp, các ngành, các trường dạy nghề với Đảng ủy, chính quyền xã trong lĩnh vực đào tạo nghề nhất là lực lượng thanh niên, học sinh để phục vụ nhu cầu lao động trong tương lai gần khi các nhà máy, công ty ...trên địa bàn huyện đi vào hoạt động, sản xuất, tạo sự ổn định lâu dài cho lao động của địa phương.

 Hồ Minh Hằng
 Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kỳ Anh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm465
  • Hôm nay72,200
  • Tháng hiện tại731,527
  • Tổng lượt truy cập93,109,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây