Khô cải thu được sau quá trình chiết xuất dầu được đánh giá là sản phẩm tiềm năng nhất để thay thế khô đậu ở nhiều liều lượng khác nhau trong các loại thức ăn. Khô cải canola rất giàu protein và cung cấp protein, axit amin gần giống khô đậu. Do diện tích trồng cải calona đang tăng tại châu Âu, Canada, Mỹ, Australia nên khô cải càng được sử dụng rộng rãi hơn trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN), đặc biệt là bò sữa và heo. Ngoài ra, khô cải cũng được dùng làm thức ăn cho gia cầm và một số loại thủy sản. Tuy nhiên tại Mỹ, khô cải canola không được coi là thành phần thức ăn giá rẻ hay bền vững hơn đậu tương vì sự thiếu cơ sở chế biến. Hiện, các nước sản xuất khô cải đang chú trọng cải tiến giống cây trồng để loại bỏ hẳn thành phần gucosinolates.
Các loại khô cải khác cũng là chất dinh dưỡng thay thế đậu tương khá phù hợp trong các khẩu phần ăn của bò sữa. Tuy nhiên, nguồn cung đến thành phần axit amin đều không bằng cải canola. Ngoài ra, cũng có một số chất kháng dinh dưỡng trong khô cải thường, làm tăng chi phí chế biến/bổ sung enzyme.
Ngoài cải thường, cải canola, còn có nhiều loại hạt dầu tiềm năng khác như hạt hướng dương, đậu phộng, vừng. Khô dầu hạt bí đỏ được đánh giá là chất thay thế khô đậu trong thức ăn của bò sữa nhờ tác dụng kích thích sản xuất sữa, lên men và tiêu hóa trong dạ cỏ.
Nhiều loại đậu khác có khả năng thay thế khô đậu tương, ngoại trừ một số bất lợi về vận chuyển. Hơn 20 năm qua, ngành dinh dưỡng đã nghiên cứu về các loại đậu không phù hợp làm thực phẩm cho người để làm thức ăn với khả năng thay thế một phần hoặc toàn bộ khô đậu hoặc các ngũ cốc khác trong thức ăn cho bò, cừu, bê, heo và gia cầm. Ngoài protein, các loại đậu cũng chứa carbohydrates và là thành phần cung cấp năng lượng.
Theo nhiều nghiên cứu, các loại đậu kích thích tính thèm ăn của vật nuôi. Trong số này có đậu gà được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng khi được sử dụng làm thức ăn cho động vật nhai lại. Đậu tằm hiện cũng là sự lựa chọn của nhiều trang trại khi tìm kiếm protein chăn nuôi gia súc và có thể chế biến ngay tại trang trại.
Giàu dinh dưỡng, kinh tế và có thể sản xuất trong nước, chứa 80% protein, các axit béo và peptide kháng khuẩn. Đặc biệt, bột côn trùng làm từ ruồi lính đen có hàm lượng chất béo và canxi cao hơn so khô đậu nên phù hợp trong chăn nuôi gia cầm, thủy sản.
Côn trùng ăn thực phẩm thừa, nên thành phần protein này mang tính bền vững cao, do đó bột côn trùng còn được gọi là thành phần thức ăn kinh tế tuần hoàn. Sản xuất bột côn trùng làm TĂCN đang rộng mở ở châu Âu, Bắc Mỹ, Australia… nhưng sẽ mất nhiều thời gian để đạt đến quy mô công nghiệp.
Từ tháng 7/2021, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận protein động vật chế biến (PAP) không gây rủi ro cho sức khỏe của vật nuôi nên bột côn trùng cũng được phép sử dụng trong thức ăn cho một số đối tượng thủy sản. Dù nhiều tiềm năng, các chuyên gia cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá lợi nhuận bền vững của côn trùng.
Là phụ phẩm thu được sau quá trình sản xuất đồ uống từ lúa mạch, lúa mỳ, gạo, ngô hoặc yến mạch. Đây là thành phần thức ăn truyền thống cho gia súc và heo tại một số quốc gia với giá mua rất rẻ, giàu chất béo, xơ nên giúp vật nuôi ăn ngon miệng. BSG cũng chứa hàm lượng cao các vitamin, chất khoáng nhưng nếu dùng nhiều bã bia làm thức ăn cho bò, vẫn cần bổ sung thêm canxi. Bã bia cũng là thành phần phù hợp để thay thế khô đậu hoặc bột cá trong thức ăn thủy sản. Bã bia đòi hỏi quy trình xử lý và bảo quản chuyên biệt và thích hợp nhất là sử dụng ngay sau khi vận chuyển để tránh hư hỏng. Ngoài ra, lượng ẩm cao trên 80% có thể khiến chi phí vận chuyển tăng nếu chặng đường dài.
SPC từ nấm men, vi khuẩn hoặc vi tảo đã được sử dụng làm TĂCN, nhưng trở ngại lớn nhất là chi phí và quy mô sản xuất. Hiện, sản xuất SCPC từ nấm men và vi khuẩn đã được thương mại hóa và chính thức sử dụng như thành phần thức ăn thủy sản. SPC nấm men đã được thử nghiệm làm thức ăn cho gia cầm, heo và gia súc. Một số SPC khác còn có khả năng thay thế kháng sinh trong thức ăn nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của nấm men và vi khuẩn nên SPC chính là giải pháp kinh tế tiềm năng để sản xuất dầu và protein quy mô lớn.
Theo Đan Linh/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;