Học tập đạo đức HCM

Bàn tay vàng

Thứ năm - 07/08/2014 21:33
Năm 1975, đang học tại Trường tư thục nghề Văn Tiến (Sài Gòn), ông Lê Phước Lộc trở về quê (ấp 5, xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang) và gắn bó với ruộng vườn.
 
Bàn tay vàng
Ông Lê Phước Lộc bên sản phẩm péc phun của mình


40 năm qua, ông được mệnh danh là “kỹ sư không bằng cấp” bởi có nhiều sáng chế hữu ích nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn SX.

Ông Lộc cho biết, thời điểm sau năm 1975, khi về quê, nhận thấy nông dân thu hoạch lúa chủ yếu bằng phương pháp thủ công (dùng cộ để đập lúa) vừa hao tổn sức lực trong khi năng suất lại thấp, thời gian thu hoạch kéo dài.

Để khắc phục những nhược điểm trên, ông đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy tuốt lúa đầu tiên ở huyện.

Chiếc máy tuốt lúa do ông sáng chế được đông đảo người dân đón nhận và đánh giá cao bởi những tính năng ưu việt của nó. Cũng chính vì thế, ông gắn bó với nghề tuốt lúa gia công gần 17 năm ròng.

Đến năm 2003, ông thuê mặt bằng ở gần ngã ba An Thái Trung (huyện Cái Bè) để mở cơ sở cơ khí Phước Lộc chuyên SX cửa sắt, dụng cụ cơ khí các loại.

Từ đó, ông có điều kiện để biến những ý tưởng thành hiện thực và thực hiện nhiều giải pháp, sáng chế như kéo cắt tỉa đa năng, péc phun nước, cần bao trái…

Trong đó, sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng được sáng chế dựa trên kéo cắt so đũa (nông dân sử dụng để cắt nhánh so đũa cho dê ăn) và được ông cải tiến để cắt tỉa cành và thu hoạch trái cây.

Điểm nổi bật của kéo cắt tỉa là có thể sử dụng để tỉa cành; vừa cắt, vừa kẹp chặt trái, giúp trái tươi nguyên, đầy phấn và dính lá xanh nên rất được nhà vườn ưa chuộng (bán trái chưng được giá).

Sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng đoạt giải B hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang năm 2003 và giải Ba cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ IV (năm 2010-2011) do TƯ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức...

Với những thành tích đã đạt được, ông Lê Phước Lộc vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH-CN, Bằng khen của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang… Ông đang được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba…

Về sản phẩm "cần bao trái", ý tưởng xuất phát từ sự gợi ý của một người bạn. Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc SX cây ăn trái theo lối truyền thống vừa tốn kém chi phí vừa không đảm bảo an toàn do lượng tồn dư thuốc BVTV, ông hun đúc quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực.

Sản phẩm cần bao trái ra đời đã góp phần giúp nhà vườn thực hiện quy trình SX an toàn theo tiêu chuẩn GAP. Sản phẩm này đạt giải C hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VI (2005 - 2006) và giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc năm 2006. Ngoài ra, sản phẩm máy dập lỗ màng phủ nông nghiệp do ông sáng chế cũng đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XI (năm 2012 - 2013).

Trong số các sản phẩm do ông sáng chế, có 3 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp gồm: Kéo cắt tỉa, péc phun (vòi phun) và cần bao trái.

Mới đây, theo đặt hàng của Văn phòng UBND huyện Cái Bè, ông đã sáng chế ra “cần thay bóng đèn” rất tiện dụng.

08-47-06_img_2419
Ông Lê Phước Lộc với sản phẩm “cần bao trái” đạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc

Dụng cụ này được sử dụng để thay các bóng đèn trong các hội trường lớn (kể cả các trung tâm hội nghị) bị hỏng (chiều cao từ 5 - 6 mét) cũng như hệ thống đèn chiếu sáng cặp các tuyến đường giao thông nông thôn.

Theo ông Lộc, cần thay bóng đèn ra đời đã góp phần khắc phục những khó khăn, bất tiện trước đây trong việc thay thế các bóng đèn bị hỏng trong các hội trường lớn như không mất thời gian di dời bàn ghế, lắp dựng giàn giáo, có thể thay thế một hay một vài bóng đèn đơn lẻ bị hỏng bất cứ khi nào nên vừa đảm bảo tính cơ động, vừa giảm chi phí thuê mướn…

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay63,207
  • Tháng hiện tại893,934
  • Tổng lượt truy cập92,067,663
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây