Học tập đạo đức HCM

Biogas, giải pháp tối ưu cho chăn nuôi ở Hoài Nhơn

Thứ ba - 29/01/2013 22:37
Được triển khai từ năm 2004 tại huyện Hoài Nhơn với tên gọi Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi do Hà Lan tài trợ, đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho nông dân xây dựng và đưa vào sử dụng 1.194 hầm biogas.

Cách đây 8 năm, khi chương trình mới được triển khai, nhiều người dân không ủng hộ, vì cho rằng phân của gia súc, gia cầm cho vào hầm thì không có gì bón cho cây trồng. Lại có ý kiến phản đối vì cho rằng khí sinh ra từ phân sẽ bẩn, không phù hợp với việc đun nấu thức ăn, nước uống. Theo thói quen, người dân gom phân tươi thành đống rồi ủ để bón cây. Phần nước rửa chuồng xả thẳng ra vườn hoặc kênh mương rất mất vệ sinh, gây ô nhiễm nguồn nước, có nơi còn làm ngộ độc cây trồng, gây thất thu mùa vụ. Nhưng qua thực tế sử dụng, suy nghĩ của người dân về hầm biogas đã khác.

Không chỉ người chăn nuôi tại thị trấn Hoài Nhơn áp dụng mà hiện nay, hầm biogas đã phát triển ở 17/17 xã, thị trấn của huyện. Hàng trăm hộ không có trong danh sách đối tượng ưu đãi được hỗ trợ của chương trình cũng tự bỏ kinh phí từ 9 -10 triệu đồng xây dựng hầm biogas. Các xã có số hầm biogas nhiều nhất huyện là Hoài Tân, Hoài Hương, Hoài Hảo, Hoài Phú và Hoài Xuân, bình quân hơn 200 hầm/xã.

Chị Lừng Thị Ninh làm nghề nấu rượu, chăn nuôi ở thôn Thuận Thượng 2, xã Hoài Xuân cho biết: “Nhà tôi nuôi 10 lợn thịt, 1 lợn nái, 2 con bò nhưng chưa có hầm biogas. Tôi thấy mô hình hầm biogas rất tiện lợi nên sẽ tiết kiệm tiền để xây dựng hầm xử lý chất thải chăn nuôi lấy khí đun nấu, giảm được ít nhất 150.000 đồng/tháng chi phí củi đốt. Phân lấy từ hầm đem bón cho ruộng lúa, ngô và cây ăn quả mà không mất nhiều thời gian ủ phân tươi như trước”.

Người xây dựng và sử dụng hầm biogas tại Hoài Nhơn còn sáng tạo lắp một ống vào bể phân giải để lấy phân tự động khi đầy thay vì phải dỡ nắp hầm lấy phân định kỳ theo thiết kế của chương trình đưa ra. Cách kết hợp công trình vệ sinh khép kín với hầm biogas đã giúp giảm chi phí xây bể thấm cho nhà vệ sinh. Tuy nhiên, có một số hộ sử dụng chưa đúng cách nên vẫn xảy ra tình trạng gây mùi khó chịu. Nguyên nhân do hầm đang nhiều gas mà lại tiếp tục nạp phân và nước rửa chuồng vào làm phân tươi trào ra ở bể điều áp, hoặc vô tình để khí thoát ra ngoài. Cách khắc phục là mỗi hộ sử dụng hầm nên lắp một đồng hồ đo gas và quan sát, nếu kim đồng hồ chỉ ở mức 13 trở lên thì nên đốt gas đun nấu đến khi hạ xuống khoảng 6 -7 hãy nạp nhiên liệu theo mức quy định vào hầm.Thường xuyên theo dõi hầm và đường ống dẫn khí để kiểm tra khắc phục nơi rò rỉ, lấy phân định kỳ. Những hộ chăn nuôi số lượng gia súc, gia cầm lớn mà không sử dụng hết gas thì đốt bỏ, không được xả khí ra môi trường.

Theo ông Trần Nhật Phương, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, kỹ thuật viên dự án khí sinh học cho biết : “Thời gian qua, hầm biogas đã đem lại lợi ích rất lớn cho nông hộ và cộng đồng. Chỉ cần nuôi 5-6 con lợn thịt là đủ khí để đun nấu thức ăn, nước uống cho cả gia đình. Ngoài việc lấy khí đốt, đã có 2 hộ chăn nuôi gia trại ở xã Hoài Đức dùng khí để chạy máy phát điện sử dụng tại gia đình. Từ những thành công trên, dự án khí sinh học sẽ tiếp tục hỗ trợ xây hầm cho nông dân trong 2 năm tiếp theo với 120 công trình/năm”.

PV.
Nguồn:kinhtenongthon.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại239,649
  • Tổng lượt truy cập85,146,685
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây