Học tập đạo đức HCM

Cẩn thận với độc tố nấm mốc

Thứ sáu - 07/03/2014 03:22
Protein thực vật đang ngày càng được dùng nhiều trong thức ăn của tôm, cá, do nguồn cung cấp protein động vật ngày càng ít và giá cao; nhưng chúng lại có nhiều rủi ro bởi độc tố nấm mốc (Mycotoxin) trong thức ăn. Việc cung cấp protein thực vật cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản đòi hỏi phải được đánh giá rủi ro cũng như chiến lược bảo vệ thích hợp cho vật nuôi.

Độc tố nấm

Mycotoxin là hợp chất hóa học độc hại được tạo ra bởi nấm mốc bao gồm Aflatoxin, Ochratoxin A, Trichothecenes (DON; T-2; độc tố), Zearalenone, Fumonisin và Moniliformin. Nấm mốc có thể lây nhiễm từ ngũ cốc và hạt có dầu, trong giai đoạn trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Trong thời gian sản xuất và sử dụng thức ăn, nếu nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi, nấm mốc sẽ phát triển và sinh ra độc tố. Mỗi quần thể nấm phát triển ở những điều kiện khác nhau sẽ sinh ra nhiều loại độc tố.

Độc tố nấm mốc có cấu trúc đa dạng dẫn đến một loạt triệu chứng ảnh hưởng đến vật nuôi. Tác động của độc tố nấm mốc theo ba cơ chế là thay đổi trong hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng; thay đổi nội tiết, chức năng thần kinh và quan trọng nhất là làm suy giảm hệ thống miễn dịch vật nuôi. Tác động của độc tố nấm mốc lên hệ miễn dịch làm cho vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm, dẫn đến giảm năng suất.

Triệu chứng độc tố nấm mốc gây ra ở tôm cá có nhiều nguyên nhân nên rất khó chẩn đoán đúng. Triệu chứng chung, được nhìn thấy khi vật nuôi bị nhiễm độc vừa phải. Biểu hiện sẽ rõ ràng và cụ thể hơn khi bị nhiễm độc tố cao. Ngoài ra, việc chẩn đoán độc tố nấm mốc có thể dựa vào triệu chứng phụ do bệnh cơ hội liên quan sự suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc độc tố. Để chẩn đoán chính xác tác hại của độc tố đối với tôm cá thì việc dựa vào kinh nghiệm và kết hợp với phân tích mô là rất quan trọng.

 

Độc tố Aflatoxin

Aflatoxin là chất độc nguy hiểm nhất gây ung thư có trong nấm mốc Aspergillus flavus, được sinh ra cả trong sản xuất và thời gian bảo quản thức ăn, nó có mặt khắp nơi, nhất là vùng khí hậu ẩm ướt.

Dư lượng Aflatoxin ở mức thấp sẽ tích trữ ở mô của vật nuôi, gây độc không chỉ cho vật nuôi mà còn cho người tiêu thụ sản phẩm. Ở một số nước, cơ quan quản lý đã thiết lập giới hạn Aflatoxin trong thức ăn và sản phẩm từ động vật. Quy định các thành phần hoặc chế độ ăn với Aflatoxin vượt quá giới hạn phải được loại bỏ và phá hủy. Aflatoxin là độc tố đầu tiên được điều tra trong nuôi trồng thủy sản. Cũng như ở các loài động vật khác, Aflatoxin gây ung thư trên cá. Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố, khi cá ăn thức ăn chứa Aflatoxin B1< 1 ppb (1 phần tỷ) trong thời gian dài có thể gây ra ung thư gan. Tuy nhiên, rất khó xác định mức độ an toàn của độc tố nấm mốc trong thức ăn, vì mức độ gây độc của nó không chỉ phụ thuộc hàm lượng Aflatoxin mà còn phụ thuộc thời gian tiếp xúc, thành phần loài, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của tôm cá.

 

Các chất độc khác

Ochratoxin A chưa được nghiên cứu như Aflatoxin trong nuôi trồng thủy sản. Ochratoxin có mặt trong hạt ngũ cốc, hạt có dầu và thường được hình thành trong sản xuất hoặc lưu trữ thức ăn. Ochratoxin A gây tổn thương thận ở vật nuôi và thường được tìm thấy trong vùng khí hậu ấm.

Trichothecenes và Zearalenone được sinh ra ở vùng khí hậu ôn đới từ các loài nấm Fusarium graminearum vàFusarium culmorum. Những độc tố được sinh ra khi trồng, thu hoạch nguyên liệu và trong quá trình lưu trữ thức ăn. Trichothecenes được nghiên cứu sâu do có cấu trúc dạng hợp chất deoxynivalenone (DON); T2; độc tố. Thức ăn có chứa DON làm giảm tăng trọng của cá hồi vân giống và cá tra. Trong tôm nuôi, nồng độ DON 0,2 ppm sẽ giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể. Với nồng độ 1 ppm trở lên sẽ gây độc hại cho cá hồi và tôm.

Fumonisin hiện nay là mối quan tâm lớn, bởi nó có trong nấm mốc của ngô. Hơn 25 quốc gia đã có báo cáo ảnh hưởng Fumonisin trong thức ăn và thực phẩm. Fumonisin làm giảm khả năng miễn dịch ở tôm cá, nhất là tôm cá con. Tuy nhiên, do việc kiểm tra và phân tích không được nhanh chóng nên nó ít được phát hiện. Ngoài ra, Moniliformin ngăn cản sự sinh trưởng phát triển của cá tra và mức độ độc sẽ tăng khi thức ăn chứa cảMoniliformin và Fumonisin.

 

Sử dụng thức ăn có nguyên liệu bị nhiễm nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản - Ảnh: Phan Thanh Cường

 

Cách phòng chống

Một trong những phương pháp hiệu quả trong việc giảm phát tác của độc tố nấm mốc là chất kết dính và hấp phụ. Việc này chỉ thực hiện được nếu nồng độ độc tố dưới giới hạn cho phép. Chất hấp phụ phải kết dính cô lập độc tố, ngăn cản chúng liên kết trong đường tiêu hóa của vật nuôi và đào thải an toàn ra ngoài qua phân. Chất kết dính và hấp phụ độc tố phải đặc, có thể kết dính và hấp thụ được các độc tố khác nhau mà không hấp thu khoáng chất, vitamin và thuốc. Đồng thời, phải không chứa chất gây ô nhiễm và có tính ổn định ở các giá trị pH khác nhau.

 

Lời kết

Nghiên cứu độc tố nấm mốc trong các loài thủy sản đã chứng minh rằng chúng gây nguy hiểm cho cá tôm về sinh trưởng và phát triển. Cá tôm sẽ tăng nguy cơ tiếp xúc độc tố nấm mốc khi sử dụng nguyên liệu thức ăn từ thực vật. Với sự gia tăng sử dụng nguyên liệu thực vật thì việc đánh giá rủi ro độc tố nấm mốc cũng như các chiến lược phòng chống, nên được áp dụng trong toàn bộ hệ thống sản xuất thủy sản; đặc biệt là các dây chuyền sản xuất từ hệ thống canh tác để chăn nuôi động vật.  

>> Ô nhiễm thức ăn và nguyên liệu do độc tố nấm mốc là một thực tế đang gia tăng trên toàn cầu. Chúng là những chất độc vô hình, không mùi, không vị, gây tác hại lớn đến sức khỏe vật nuôi; sự hiện diện của chúng trong thức ăn là một mối đe dọa thường trực cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.


Dương Tử

Theo Daniel Fegan, Allaboutfeed.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,130
  • Tổng lượt truy cập92,047,859
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây