Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi an toàn sinh học ở Sóc Sơn Hướng đi bền vững cho nông dân

Thứ sáu - 04/01/2013 09:02
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học. Kết quả cho thấy, phương pháp này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Trang trại của anh Nguyễn Đại Thắng, thôn Phú Nghĩa, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn nuôi 1.000 lợn và 1.000 con gà nhưng không bốc mùi khó chịu thường thấy ở các chuồng trại chăn nuôi khác. Anh Thắng cho biết, toàn bộ nền chuồng được trải bằng đệm lót sinh thái gồm mùn cưa, bột ngô và chế phẩm lên men sinh học. Lớp đệm lót này sẽ xử lý toàn bộ phân thải của lợn, gà nên chuồng trại luôn sạch sẽ. Đặc biệt, với cách làm này, lợn ít bị bệnh, thịt chắc và giá bán cao hơn 30 - 50% so với cách nuôi thông thường. Nhờ đó, thu nhập bình quân từ trang trại chăn nuôi lợn, gà theo hướng sinh học của anh Thắng đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.
 
 
Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại trang trại của anh Nguyễn Đại Thắng, xã Minh Phú.

Tương tự, một số hộ nông dân xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn đã sử dụng thức ăn sinh học để nuôi lợn. Trong đó, hộ đầu tiên áp dụng phương pháp này là anh Dương Văn Hanh, thôn Tân Lương. Anh Hanh cho biết, thức ăn sinh học có thành phần dược liệu nên giúp lợn tăng sức đề kháng, ít bị bệnh, thịt đảm bảo an toàn nên giá bán đạt 70.000 đồng/kg, cao hơn gần 20.000 đồng/kg so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Với quy mô chăn nuôi 150 con/lứa, thu nhập từ nuôi lợn của anh Hanh đạt 200 - 300 triệu đồng/năm. Anh chia sẻ, dịp Tết Nguyên đán sắp tới, anh có khoảng 40 con lợn xuất chuồng.
Bà Ngô Thị Thúy, cán bộ khuyến nông xã Hiền Ninh cho biết, sử dụng thức ăn sinh học giúp cho thịt lợn dai, thơm ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, xã Hiền Ninh có chủ trương nhân rộng mô hình chăn nuôi sử dụng thức ăn sinh học để giúp cho người nông dân phát triển chăn nuôi bền vững. Mới đây, xã đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức tập huấn cho hơn 40 hộ dân về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.
Các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đang cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về mặt kinh tế và môi trường. Nếu mô hình được nhân rộng sẽ góp phần cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay người nông dân đang gặp nhiều khó khăn như vốn xây dựng chuồng trại và mua thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, đầu ra cho sản phẩm... Chính vì vậy, để nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, cần có sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành cho người nông dân.
 
Bài, ảnh: Thiên Tú
Nguồn:ktdt.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm241
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,204,018
  • Tổng lượt truy cập88,559,088
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây