Học tập đạo đức HCM

Chàng trai chế tạo bếp không khói

Thứ sáu - 17/08/2012 08:29
Người chế tạo ra loại bếp không khói (bếp hóa khí) đang được nhiều gia đình nông thôn ở Thanh Hóa sử dụng là chàng trai mới 26 tuổi, Lâm Bá Ngọc.

 

Ngọc (phải) đến tận nhà hướng dẫn người dân dùng bếp Ảnh: H.L
Ngọc (phải) đến tận nhà hướng dẫn người dân dùng bếp.        Ảnh: H.L.

Những năm tháng trên giảng đường, nhớ cái dụi tay của mẹ lên trán để lau giọt mồ hôi và vết bẩn từ khói khi dùng củi, rơm rạ nấu nướng, khiến Ngọc nung nấu quyết tâm chế tạo một loại bếp thân thiện với người sử dụng và môi trường.

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng của ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngọc về quê ở xã Vạn Thắng (huyện Nông Cống), bắt đầu mày mò nghiên cứu, thử nghiệm, rồi chế tạo và cải tiến sản phẩm. Đến nay, Ngọc đã sản xuất được gần 10 loại bếp.

Từ chỗ tặng cho người thân sử dụng rất hiệu quả, Ngọc mạnh dạn đầu tư kinh doanh, đưa bếp ra thị trường và nhanh chóng được người dân đón nhận.

Bếp do Ngọc sản xuất là dạng bếp hóa khí không khói, sử dụng phế thải nông nghiệp sẵn có như vỏ trấu, rơm rạ băm nhỏ, thân thực vật phơi khô, mùn cưa, bã mía...

Ngọc cho biết bếp hóa khí hoạt động dựa trên nguyên lý lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước; khi cháy, ngọn lửa của bếp có màu xanh (như bếp gas công nghiệp), kéo dài thời gian đốt mà không có khói, tro bay lên và muội than bám vào xoong, nồi.

Bếp hóa khí loại này đốt sạch hoàn toàn nhiên liệu hữu cơ với năng suất cao mà không cần cho thêm bất kỳ hóa chất nào. Nhiều người dân đang sử dùng bếp của Ngọc cho biết đây là loại bếp siêu tiết kiệm và thân thiện với môi trường.

Đây cũng là lý do bếp không khói của Ngọc bán chạy. Chi phí cho mỗi chiếc bếp (gồm thân bếp và chiếc quạt gió chạy bằng điện đã đổi nguồn loại từ 6- 9V) có giá từ 450 nghìn đến 1,9 triệu đồng, tùy từng loại to, nhỏ, bếp đơn, hoặc bếp đôi; bếp dùng cho gia đình, hay bếp dùng cho các tiệm bán hàng ăn uống.

“Ở nông thôn đang có khoảng hơn 50% hộ gia đình vẫn thường dùng các loại bếp truyền thống đun nấu bằng rơm rạ, củi, than... có hiệu suất thấp, tốn nhiều nhiên liệu, lại gây ô nhiễm môi trường.

Vì thế tôi sẵn sàng chia sẻ với những ai muốn tìm hiểu về loại bếp tiết kiệm và thân thiện với môi trường này”, Ngọc cho biết.



Hoàng Lam

Nguồn: tienphong.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,533
  • Tổng lượt truy cập93,220,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây