Học tập đạo đức HCM

Cho phép sử dụng ngô biến đổi gen làm thực phẩm

Thứ năm - 14/08/2014 03:50
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Đây được xem là một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam và giúp nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Ngày 13/ 8, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa ký quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam. 
 
Người dân sử dụng ngô biến đổi gen tại Philippines.
 
Quyết định cấp Giấy xác nhận này được ban hành sau quá trình xem xét và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Quyết định ứng dụng công nghệ sinh học (cụ thể là cây trồng biến đổi gen) trong nông nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lược và tính đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, vì lợi ích phát triển của toàn ngành nông nghiệp và nông dân trong nước; phù hợp với tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó có chủ trương ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. 
Quyết định này cũng phù hợp với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm bớt gánh nặng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương là 856 nghìn tấn, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô là 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), mất khoảng hơn 1 tỷ USD.
Cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học của nhân loại, đã được chứng minh mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường và đặc biệt là nâng cao lợi ích cho người nông dân. Hệ thống hành lang pháp lý cũng như thủ tục trình tự xét duyệt hồ sơ đối với cây trồng biến đổi gen của Việt Nam cho thấy cách tiếp cận tiên tiến và khoa học. 
Trong đó, kết hợp xét duyệt và công nhận cho thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong cùng một hồ sơ; Quy định Cấp giấy xác nhận Thực vật biến đổi gen nếu được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó. 
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với công nghệ này, nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sự kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học của Bộ TN&MT trước khi đưa vào sản xuất
Theo Tienphong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay80,908
  • Tháng hiện tại817,018
  • Tổng lượt truy cập93,194,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây