Học tập đạo đức HCM

Chôm chôm GlobalGAP

Thứ hai - 05/05/2014 22:05
SX trái chín theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP không chỉ bán được giá cao hơn SX truyền thống từ 10 - 20% mà còn bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng.

Đó là lời khẳng định của ông Võ Văn Ba, xã viên HTX chôm chôm Bình Hòa Phước, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Lão nông tri điền Võ Văn Ba có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với mảnh vườn 7.000 m2 trồng chôm chôm nói: "Tôi đã ý thức được SX an toàn nên cơ quan quản lý đến triển khai mô hình SX chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP là tham gia ngay. SX trái sạch phải tuân thủ nhiều tiêu chí nhưng tôi không ngại, chủ yếu ghi chép nhật ký SX, thu gom bao bì vật tư nông nghiệp để tiêu hủy...

Phương pháp ghi chép nhật ký SX giúp chúng tôi tính toán đúng thời gian cho cây ra hoa nghịch vụ, xác định được sản lượng, giá thành SX… Chỉ có giá trái thì nhà vườn phải phụ thuộc vào thương lái. Chúng tôi cần DNXK liên kết tiêu thụ thì mô hình sẽ tồn tại và phát triển mạnh hơn".

Ông Võ Thanh Trang, xã viên HTX chôm chôm Bình Hòa Phước canh tác hơn 5.000 m2 chôm chôm chia sẻ: "Lúc đầu ai cũng ngán việc ghi chép nhật ký, nhưng sau khi áp dụng vào SX cho năng suất trái cao, mẫu mã đẹp, chất lượng ngon, giá bán lại cao hơn ngoài mô hình nên bà con đều phấn khởi.

Bình quân chôm chôm cho năng suất từ 30 - 35 tấn trái/ha, với mức giá bình quân từ 20.000 - 22.000 đ/kg, trừ tất cả chi phí nhà vườn còn lãi từ 30 - 40 triệu đ/ha. Nếu SX trái vụ nghịch thì lợi nhận thu về khoảng 60 - 70 triệu đ/ha. SX trái GlobalGAP được thu mua cao hơn SX truyền thống 2.000 - 4.000 đ/kg".

ThS Trần Thị Mỹ Hạnh, Phó trưởng Bộ môn BVTV, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhận định: "Nhà vườn qua nhiều năm trồng cây ăn trái nên đã tích lũy được nhiều nền kinh nghiệm trồng chôm chôm. Vì vậy khi triển khai ứng dụng quy trình SX sạch thì họ tiếp thu và ứng dụng rất thành thạo. Nếu như trước đây SX chôm chôm mỗi năm 1 vụ thì bây giờ nhà vườn ứng dụng kỹ thuật cho cây ra hoa 2 năm 3 vụ".

Ông Cao Văn Ri, Chủ nhiệm HTX chôm chôm Bình Hòa Phước chia sẻ: "Khi 17,28 ha chôm chôm của 31 xã viên được công nhận GlobalGAP là đủ điều kiện đi "Tây". Song sản lượng trái được DN thu mua xuất khẩu còn bị hạn chế. Vào vụ thu hoạch rộ, xã viên thu hoạch mỗi ngày khoảng 30 tấn trái nhưng nhu cầu của DN "ăn hàng" chỉ khoảng 2 tấn. Và 1 tuần chỉ gom hàng được 2 - 3 lần thì làm sao tiêu thụ hết sản lượng trái GlobalGAP?

Nhà vườn SX chôm chôm GlobalGAP chỉ cần DNXK thu mua khoảng 30% sản lượng trái trong ngày là bà con yên tâm theo GAP. Thực tế trên đất cù lao Long Hồ này đến vụ thu hoạch mỗi ngày nhà vườn thu hoạch cả trăm tấn chôm chôm nhưng chỉ có 2 vựa thu mua XK sang Trung Quốc thì khó tránh được cảnh thừa hàng dội chợi, bị đối tác ép giá".

Để được Cty Control Uni-on Việt Nam trao chứng nhận GlobalGAP cho HTX chôm chôm Bình Hòa Phước, Sở KH-CN Vĩnh Long phải đầu tư 400 triệu đồng để hỗ trợ SX mô hình điểm; Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã phân công kỹ sư tập huấn và chuyển giao TBKT cho nhà vườn.

Hành trình đến với chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế này rất gian nan. Nhưng GlobalGAP chỉ có giá trị 1 năm, sau đó phải đóng một khoản phí gần cả trăm triệu để mời các chuyên gia về kiểm định tái công nhận là điều HTX chôm chôm Bình Hòa Phước ất lo.

"Từ nay đến vụ chôm chôm 2015 nhà vườn SX trái GAP chưa thật sự hưởng lợi thì xã viên sẽ không đóng góp vốn để đóng phí tái chứng GlobalGAP. Chúng tôi rất cần DN đến ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để cùng nhà vườn giữ chứng nhận này", ông Cao Văn Ri nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, GĐ Cty XNK trái cây Chánh Thu (Chợ Lách, Bến Tre):

"Cty đang có kế hoạch đầu tư vùng chôm chôm đạt các tiêu chuẩn sạch, an toàn để mở rộng thị trường XK sang châu Âu, Trung Đông tiến tới giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Trái chôm chôm GlobalGAP của VN đang bị cạnh tranh rất nhiều tại thị trường Mỹ, Mexico. Chôm chôm Thái Lan mẫu mã đẹp, phí vận chuyển thấp nên chôm chôm VN khó cạnh tranh.

Nếu đưa chôm chôm VN vào Mỹ ở thời điểm các nước khác cũng thu hoạch thì chắc chắn gặp khó. Do đó, nhà vườn cần chọn thời điểm canh tác thích hợp để tránh đụng hàng".

Theo NNVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập353
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm352
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,420
  • Tổng lượt truy cập85,142,456
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây